Ăn cùng một bữa, nhìn thấu con người: Quan sát 5 điều này để biết có nên kết thâm giao?
Cách ăn uống tiết lộ điều gì về một con người? Sau đây là 5 kết luận có thể rút ra được mà không phải ai cũng biết khi quan sát một người dùng bữa
Cách ăn uống nói lên rất nhiều điều về một con người, từ những tổn thương trong quá khứ đến tình hình sức khỏe tinh thần hiện tại, và cũng có thể cho ta biết có nên duy trì mối quan hệ với người đó hay không.
Thức ăn là một phần cơ bản trong cuộc sống của chúng ta. Và những mối liên kết giữa người với người, hình thành trên các bữa ăn, đều rất thú vị. Có rất ít hoạt động khác cho phép ta làm điều này.
Ăn cùng nhau cho phép ta nói về bất cứ điều gì cần nói, bàn luận về chất lượng của món ăn và cũng cho phép ta đúc rút được nhiều thông tin về người đối diện.
Và sau đây là những điều đáng chú ý nhất:
Đối phương có bị rối loạn ăn uống hay không
Những người bị rối loạn ăn uống thường là do những tổn thương liên quan đến cách người khác đối xử với họ. Một người bị rối loạn ăn uống có thể từ chối hoàn toàn thức ăn, ăn vài miếng rồi nói đã xong, hoặc làm ngược lại và ăn uống vô độ. Một số cũng có thể chỉ di chuyển thức ăn mà không thực sự đụng đũa.
Nếu nhận thấy điều này, tốt nhất không nên đi ăn cùng những người như vậy nữa, vì việc bị rủ đi ăn có thể khiến họ chạnh lòng và kích động.
Đối phương có phải người chu đáo hay không
Dưới đây là một mẹo hay khi hẹn hò: để ý xem người hẹn hò có mời bạn ăn một chút đồ ăn của họ hay không. Những người làm điều này sẽ có nhiều khả năng luôn muốn chia sẻ mọi trải nghiệm tốt đẹp với bạn.
Nói chung, những người sẵn sàng chia sẻ thức ăn có xu hướng quan tâm đến việc thưởng thức của người đối diện. Ngược lại, hành vi keo kiệt nói chung là một dấu hiệu đáng báo động cho thấy người đó có thể luôn tự cho mình là trung tâm vũ trụ.
Đối phương có từng bị tổn thương, gặp khó khăn vì thiếu thực phẩm
Đã bao giờ bạn gặp một người hoàn thành bữa ăn trong vòng 10 phút, bất kể quy mô bữa ăn như thế nào? Bạn có để ý rằng một số người sẽ ăn nhiều thức ăn hơn mức họ có thể, hoặc không chịu lãng phí bất cứ thứ gì?
Nếu vậy, đó có thể là một người đã từng hoặc đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm thực phẩm trong cuộc sống. Họ có thể đã từng phải đi tù, sống trong hoàn cảnh nghèo khó hoặc làm những công việc vất vả, có điều kiện ăn uống không tốt.
Đối phương có lo lắng về sức khỏe hay không
Bạn luôn có thể biết ai đang ăn kiêng thông qua cách họ lựa chọn mon ăn. Họ thường chỉ chọn món rau, salad, duy trì cẩn thận khẩu phần và luôn hỏi về các thành phần của món ăn.
Bên cạnh đó, họ cũng hiếm khi uống rượu và có xu hướng kiêng đồ uống có ga. Một số người cũng có thể đề cập rằng họ bị tiểu đường, trong trường hợp đó, tốt hơn hết là nên tránh mời họ những món có hại cho tình trạng sức khỏe.
Mặt khác, ta cũng có thể biết ai là người theo chủ nghĩa khoái lạc (hoặc chán nản) nếu họ ăn mọi thứ trong tầm mắt. Những người theo chủ nghĩa khoái lạc có xu hướng chọn các nhà hàng cao cấp, nơi mà trải nghiệm ăn uống đắt gấp nhiều lần giá trị của chính các món ăn.
Trong khi đó, những người trầm cảm có xu hướng ăn một lượng lớn thức ăn rẻ (và thô), thường là vì họ không còn quan tâm đến ngoại hình. Hoặc ngược lại, họ sẽ không ăn bất cứ thứ gì quá nhiều. Nhưng họ thường sẽ uống đồ uống rất nhiều.
Đối phương không tôn trọng những giới hạn
Hãy cẩn thận với một người liên tục thúc ép ta ăn thứ mà ta không muốn, cố ép ta uống rượu, đưa ra những nhận xét ác ý về những gì ta ăn hoặc còn tệ hơn. Đây là một người không biết tôn trọng ranh giới.
Việc vượt quá ranh giới bắt đầu từ những hành động có thể “có dụng ý tốt” liên quan đến việc kiểm soát thói quen cá nhân. Và điều đó bao gồm cả việc muốn kiểm soát ta ăn những gì.
Nếu người mà bạn cùng dùng bữa đưa ra những nhận xét khiếm nhã về những gì bạn đang ăn, đã đến lúc dừng lại. Người đó đã cho thấy rằng họ không xứng đáng để được dành thời gian bên cạnh.
Theo Medium