Ăn cơm hằng ngày có tốt cho sức khỏe?

Chia sẻ Facebook
05/04/2023 23:04:54

Cơm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Thế nhưng, ăn cơm không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe mà nhiều người biết.

Lợi ích ăn cơm


Cung cấp năng lượng nhanh chóng: Các vận động viên cần nhiều năng lượng dưới dạng carbohydrate có thể chọn ăn cơm. Nhiều người thích gạo trắng hơn gạo lứt vì hàm lượng carb cao, ít chất xơ.


Tốt cho sức khỏe đường ruột: Cơm có chứa hàm lượng tinh bột kháng cao. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tinh bột kháng có thể giúp việc hình thành một số axit béo giúp ruột kết khỏe mạnh. Ngoài ra, cơm rất tốt cho người bị bệnh celiac. Những người bị bệnh celiac không thể tiêu hóa một số loại ngũ cốc và có thể khó nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết. Chất xơ không hòa tan trong gạo lứt thúc đẩy nhu động ruột thường xuyên. Nó cũng có thể ngăn ngừa bệnh trĩ và cải thiện kiểm soát ruột, theo WebMD.


Tốt cho tim mạch: Trong gạo chứa các vitamin và một số khoáng chất giúp máu vận chuyển oxy và thực hiện các chức năng quan trọng. Tuy nhiên gạo lứt chứa nhiều dưỡng chất hơn.


Giảm nguy cơ ung thư: Gạo chứa 3 hợp chất phenol, là những chất chống oxy hóa - có thể làm giảm nguy cơ ung thư bằng cách giữ cho các gốc tự do không gây hại cho tế bào. Tuy nhiên, các phenol này có nhiều trong lớp vỏ cám và trong mầm của hạt gạo. Gạo trắng được đánh bóng kỹ, sẽ bị mất đi nhiều phenol, theo WebMD. Đặc biệt, các axit béo hình thành từ tinh bột kháng trong cơm cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.


Tốt cho da: Các tinh chất trong nước gạo rất tốt khi sử dụng trong việc chăm sóc da. Nó giúp làm dịu da bị dị ứng và cũng là chất chống oxy hóa ngăn chặn sự lão hóa sớm.

Ăn cơm vừa phải sẽ tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet.

Ăn cơm hàng ngày có tốt cho sức khỏe

Mỗi ngày ăn mấy bát cơm vừa tốt sức khỏe lại đẹp dáng?. Chúng ta có thể dựa vào lượng tinh bột và protein cần thiết trong ngày để tính lượng thức ăn, cân đối các loại thực phẩm trong bữa ăn.

Một người bình thường cần náp 4-6g tính bột/1 kg thể trọng. Như vậy, bạn sẽ cần 200-300g tinh bột/ngày, tương đương từ 4-6 bài cơm.

Trong khi đó, chúng ta cần 0,8-1,2g g đạm (protein)/1 kg thể trọng. Trung bình, bạn sẽ cần khoảng 40-60g đạm/ngày tương đương với 500g thịt nạc.

Lượng chất béo cần thiết là 1,1-1,2g/1kg thể trọng và trung bình một người sẽ cần 50-100g chất béo/ngày, tương đương với khoảng 120g lạc (đậu phộng).

Mức năng lượng và lượng thức ăn của một người còn phụ thuộc vào thể trạng, công việc... của người đó.


Thông tin trên báo Thanh Niên , cơm chứa rất nhiều tinh bột trắng vốn là nguồn cung cấp năng lượng hữu ích cho cơ thể. Một bát cơm trắng chứa khoảng 260 calo, 5 gram protein và dưới 1 gram chất béo.

Những người đang giảm cân bằng chế độ ăn low-carb thì không nên ăn quá nhiều cơm. Vì hạt gạo chúng ta ăn không phải là hạt gạo nguyên cám mà đã được xay xát để lại bỏ lớp vỏ cám và mầm bên ngoài. Trong khi đó, lớp vỏ cám và mầm này lại giàu chất xơ, chất chống ô xy hóa, vitamin. Nếu muốn tận dụng lợi ích từ lớp vỏ cám và mầm thì mọi người hãy chuyển sang ăn gạo lứt.

Các chuyên gia dinh dưỡng vẫn thường nói với chúng ta rằng gạo đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu chúng ta ăn trong chừng mực cho phép. Cũng có rất nhiều món ăn được làm ra tự gạo để chúng ta "cải thiện" bữa ăn, giúp tăng cảm giác ngon miệng như bánh gạo ngọt cơm chiên trứng...

Những sai lầm khi ăn cơm cực kì tai hại nhiều người mắc phải


Ăn quá nhiều cơm: Trao đổi với Người Lao Động TS. BS. Đỗ Thị Phương Hà, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, người Việt thường có thói quen ăn nhiều cơm mà không hề biết rằng trong cơm chứa nhiều đường. Nếu ăn nhiều cơm sẽ khiến lượng đường trong máu cao và kéo dài là nguyên nhân chủ yếu gây nên những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới cuộc sống và chất lượng cuộc sống.

Ăn nhiều cơm bị tiểu đường sẽ gây biến chứng tim mạch như tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho người mắc đái tháo đường…Vì vậy, mỗi người trưởng thành có mức lao động thể lực trung bình nên ăn trung bình mỗi bữa 2 lưng bát cơm.


Ăn cơm nguội: Nhiều người có thói quen tận dụng cơm nguội, đặc biệt là để sử dụng cơm nguội để rang cơm. Cơm nguội để lâu sẽ rất dễ đưa bệnh vào người. Tuy nhiên theo các nghiên cứu, kể cả khi cơm nguội không có dấu hiệu biến chất, chua, thiu hoặc đã được rang, hâm nóng lại thì vẫn có thể gây ngộ độc thực phẩm với các biểu hiện điển hình là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi…Do đó, chuyên gia khuyến cáo, mọi người chỉ nên ăn cơm nóng hoặc cơm nóng vừa được để nguội. Nếu ăn không hết, cơm phải được bảo quản trong tủ lạnh, không quá 24h , không ăn khi cơm có các dấu hiệu bất thường.


Ăn cơm chan canh: Thói quen ăn cơm chan canh dễ nuốt trôi khá phổ biến. Nhưng ít người biết khi nhai thức ăn, enzyme trong nước bọt tiết ra sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn rất có lợi cho sức khỏe. Cụ thể, vừa ăn cơm vừa chan canh khiến cơm bị mất đi chất protein, làm giảm giá trị dinh dưỡng của cơm. Hơn nữa, ăn cơm chan canh lâu ngày sẽ làm cho hệ tiêu hóa, cũng như hoạt động của thành ruột, dạ dày trở nên lười biếng, ít tiết dịch để co bóp hơn, gây ra các bệnh liên quan đến hệ thống tiêu hóa như đau dạ dày, tá tràng, rối loạn tiêu hóa…


Uống trà trong và sau bữa ăn: Nhiều người cho rằng uống trà trong và sau khi ăn cơm vừa ăn luôn tạo cảm giác ngon miệng, dễ ăn, dễ tiêu hóa... tuy nhiên điều này lại là một sai lầm. Đặc biệt trong nước trà sẽ khiến cho các chất protein trong thức ăn bị kết tủa lại, làm co niêm mạc dạ dày, loãng dịch vị và gây ra những tác động không tốt đến hệ tiêu hóa của cơ thể đặc biệt là việc hấp thụ sắt.

Trước những lợi ích và tác hại của việc ăn quá nhiều cơm trong ngày. Hãy biết cách ăn cơm đúng cách để tốt cho sức khỏe. Như vậy bạn đã có giải đáp cho câu hỏi "Ăn cơm hằng ngày, liệu có tốt cho sức khỏe?" rồi chứ.


Trúc Chi (t/h)

Chia sẻ Facebook