Ăn 1 mớ rau này như "nhân sâm của người nghèo", tên gọi thấy “đau" nhưng muôn vàn lợi ích
Có một loại cây dại không chỉ làm rau ăn mà khi sao khô có tác dụng mạnh gân xương, bổ can thận, chữa phong thấp tê mỏi, sưng đau...
Những lợi ích bất ích bất ngờ của cây cỏ xước
Cây cỏ xước tuy mọc dại nhưng thân ăn rất ngon lại còn có thể dùng làm thuốc, sau khi phơi khô lên bán đắt như đặc sản.
Loại cây này thường mọc dại, thân thảo, thuộc họ rau dền, có nơi gọi là ngưu tất nam. Ở nước ta cây này thường mọc ở các bãi bồi, bờ sông, không cần chăm sóc, bón phân vẫn tốt um.
Tuy là cây dại nhưng cỏ xước lại có rất nhiều công dụng, nó vừa là rau vừa là thuốc. Trong loại rau này chứa hàm lượng nước cực kỳ cao, giàu protid, glucid, chất xơ, carotene, vitamin C,..
Mặc dù là cây dại nhưng cỏ xước thường được nhiều người hái về nấu canh, nhúng lẩu. Nếu làm thuốc thì sử dụng tất cả các bộ phận của cây, từ thân, lá cho tới hạt và rễ.
Thân của cỏ xước xốp, mềm, khi ăn có vị nhẫn đắng và mùi thơm đặc trưng. Một số món từ cỏ xước như: Làm rau nhúng lẩu, cỏ xước nấu canh tép đồng…
Cây cỏ xước mọc um tùm.
Một số bài thuốc dân gian từ cây cỏ xước
- Chữa sốt nóng, sổ mũi: Dùng cỏ xước, lá diễn, đơn buốt – mỗi thứ 30g; sắc nước uống.
- Chữa quai bị: Dùng rễ cỏ xước, chế thêm nước, giã nát; gạn lấy nước xúc miệng và uống trong; bên ngoài giã rễ cỏ xước đắp lên chỗ sưng đau.
- Chữa miệng lưỡi lở loét: Dùng cỏ xước một nắm, tẩm rượu nhai ngậm nuốt nước hoặc sắc nước ngậm và uống.
- Chữa tiểu tiện đau buốt: Dùng cỏ xước một nắm (khoảng 20g); sắc nước uống (Nam dược thần hiệu).
- Chữa đau nhức xương khi thời tiết thay đổi: Cỏ xước, 15 - 20g, sao vàng, hạ thổ, sắc nước uống trong ngày; uống theo từng đợt (15 ngày cho 1 liệu trình); rễ cỏ xước 40g, rễ lá lốt 20g, có thể thêm thân và rễ cây ké đầu ngựa 40g; sắc nước uống, theo Dân tộc và Phát triển.
- Chữa viêm mũi dị ứng: Rễ cỏ xước 30g, lá diễn, đơn buốt mỗi vị 20g sắc với 400ml nước còn 100ml. Uống trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm. Dùng trong 5 ngày.
Cỏ xước phơi khô có thể làm bài thuốc dân gian chữa bệnh.
Cách nấu canh cỏ xước với tép đồng thơm ngon
Nguyên liệu
- Cỏ xước
- Tép đồng
- Gia vị: Nước mắm, bột canh, hạt nêm
- Hành lá
- Nấm rơm
Cách làm
Món canh cỏ xước thơm ngon, đậm vị (Ảnh minh họa)
- Bạn cắt bỏ toàn bộ phần lá, giữ lại thân của cỏ xước sau đó tước bỏ phần xơ già bên ngoài. Vì cỏ xước nhiều nhựa nên bạn nhớ dùng găng tay trong suốt quá trình sơ chế. Ngâm phần thân cỏ xước vào nước muối pha loãng, vừa để làm sạch, vừa giữ cho cỏ xước có màu xanh đẹp mắt, không bị thâm đen.
- Rửa sạch, cắt làm đôi.
- Tép đồng giã nát rồi thêm hạt tiêu, bột nêm, bột canh, mì chính, hành lá thái nhỏ, trộn đều và ướp chừng 20 phút cho ngấm.
- Nên cho thêm phần tép đồng đã ướp trước đó vào. Đậy vung chờ canh sôi trở lại thì bạn thêm cỏ xước. Lưu ý cỏ xước rất nhanh chín nên bạn không cần đun quá lâu. Khi thấy nồi canh sôi, kiểm tra rau đã chín thì nêm chút nước mắm, đường cho vừa miệng là có thể tắt bếp. Cuối cùng, bạn rắc hành lá thái nhỏ, hạt tiêu lên trên sau đó múc canh ra bát và thưởng thức, theo Dân Việt.
- Canh cỏ xước tép đồng có vị ngọt thanh xen lẫn vị nhăng nhẳng đắng nhưng ăn rất ngon và lạ miệng. Ngoài ra, nếu muốn dùng loại rau này húng lẩu bạn cũng làm tương tự. Bạn bóc bỏ phần vỏ già bao quanh thân cỏ sau đó rửa sạch và vớt ra rổ cho ráo nước.
Trúc Chi (t/h)