Ám ảnh thảm kịch vô hình đoạt mạng hàng nghìn người chỉ trong 4 giờ
Đáng sợ nhất là 'thủ phạm' của thảm kịch này lại hoàn toàn vô hình và không thể kiểm soát được.
Thảm kịch Bhopal xảy ra vào ngày 3/12/1984 tại thành phố Bhopal, Ấn Độ, khi hàng trăm nghìn người bị ảnh hưởng bởi khí độc Methyl Isocyanate (MIC).
Vụ việc bắt nguồn từ một nhà máy thuốc trừ sâu của Công ty Đa quốc gia Mỹ Union Carbide (UCC).
Khi một lượng lớn nước xâm nhập vào thùng chứa MIC, phản ứng tỏa nhiệt đã xảy ra, làm nhiệt độ bên trong thùng tăng đột ngột, áp suất tăng lên, và MIC biến thành khí độc.
Hệ thống làm lạnh hỏng, hệ thống lọc bị tắt và hệ thống cảnh báo công cộng không được kích hoạt đúng cách. Do đó, người dân không biết về sự cố cho đến khi khí độc lan tràn và gây ra thảm kịch.
Trong vòng vài giờ sau đó, hàng ngàn người thiệt mạng, hơn 200.000 người bị ngộ độc, và hàng triệu người ảnh hưởng.
Hậu quả kéo dài với nhiều người chết sau đó, nguồn nước bị ô nhiễm, gây dị tật bẩm sinh.
Công ty Union Carbide đã lập quỹ bồi thường, nhưng nhiều nạn nhân không nhận được khoản bồi thường xứng đáng.
Giám đốc điều hành của Union Carbide, Warren Anderson, bị buộc tội giết người, nhưng ông đã bỏ trốn khỏi đất nước và không bị truy cứu trách nhiệm.
Mời quý độc giả xem thêm video: Ám ảnh hiện trường vụ cháy rừng thiêu rụi cả một thị trấn ở Hawaii.