Airbus ký siêu đơn đặt hàng với TQ, ông Tập lôi kéo ông Macron chống Mỹ
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến thăm Trung Quốc, nhà sản xuất máy bay châu Âu Airbus đã ký siêu đơn đặt hàng trị giá 20 tỷ đô la Mỹ, đồng thời sẽ xây dựng dây chuyền lắp ráp hoàn chỉnh thứ hai tại Thiên Tân. Qua đánh giá việc biểu đạt thái độ của chính quyền Bắc Kinh, có thể thấy trọng tâm ngoại giao và kinh tế của họ là ở châu Âu.
Chia sẻ FB Chia sẻ Twitter Bình luận
Ông Macron thăm Trung Quốc, Airbus ký đơn đặt hàng và xây dựng dây chuyền lắp ráp cuối hoàn chỉnh thứ hai
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thăm Trung Quốc, vào chiều ngày 6/4, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc hội đàm với ông Macron tại Đại lễ đường Nhân dân.
Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục duy trì thái độ cởi mở, duy trì liên lạc và hợp tác chặt chẽ với phía Pháp tại các cơ chế đa phương như Liên Hợp Quốc, Nhóm G20 và Tổ chức Thương mại Thế giới.
Trước sự chứng kiến của ông Tập Cận Bình và ông Macron, Tập đoàn Airbus (Airbus) đã ký một thỏa thuận hợp tác mới với các đối tác trong ngành hàng không Trung Quốc.
Thỏa thuận chủ yếu liên quan đến 3 khía cạnh:
Ký thỏa thuận mua số lượng lớn 160 máy bay Airbus với Tập đoàn Vật tư Hàng không Trung Quốc (China Aviation Supplies Holding Company (CASC));
Dự án dây chuyền lắp ráp hoàn chỉnh máy bay dòng A320 của Airbus tại Thiên Tân được tiếp tục mở rộng để thực hiện mục tiêu xuất 75 máy bay dòng A320 hàng tháng của Airbus trên toàn cầu;
Ký kết bản ghi nhớ hợp tác với Tổng công ty Tập đoàn Nhiên liệu Hàng không Quốc gia Trung Quốc (China National Aviation Fuel (NCAF)) để tăng cường sản xuất và sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững.
Điều này cũng có nghĩa là, lần này Airbus sẽ hợp tác với hai trong số 3 công ty đảm bảo chính của ngành hàng không dân dụng Trung Quốc.
Airbus và CASC của Trung Quốc đã ký thỏa thuận mua số lượng lớn 160 máy bay dân dụng của Airbus, bao gồm 150 máy bay dòng A320 và 10 máy bay thân rộng A350-900. Theo tiết lộ mới nhất của CASC, tổng giá trị của siêu đơn hàng vào khoảng 20 tỷ đô la Mỹ.
Trong những năm gần đây, Airbus không ngừng gia tăng thị phần tại Trung Quốc. Tính đến cuối tháng 3/2023, số lượng máy bay Airbus đang hoạt động tại Trung Quốc Đại Lục đã tăng lên hơn 2.100 chiếc, với thị phần hơn 50%.
Ngoài ra, khi Airbus ký siêu đơn đặt hàng vào ngày 6/4, hãng cũng công bố việc ký kết thỏa thuận với Công ty TNHH Đầu tư Khu bảo lưu thuế Thiên Tân và Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc, để đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất thứ hai tại Thiên Tân nhằm mở rộng năng lực lắp ráp hoàn chỉnh dòng máy bay A320.
Dây chuyền lắp ráp hoàn chỉnh của Airbus Thiên Tân là dây chuyền lắp ráp hoàn chỉnh của châu Á dành cho dòng máy bay Airbus A320, được đặt tại Thiên Tân. Hiện tại, Airbus có 4 cơ sở lắp ráp máy bay dòng A320 trên thế giới đặt tại Hamburg (Đức), Toulouse (Pháp), Mobile (Mỹ) và Thiên Tân (Trung Quốc).
Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng quốc tế; Reuters: Tập Cận Bình thắng Macron phản Mỹ
Chuyến thăm Trung Quốc, ông Macron cũng tìm cách thuyết phục ông Tập Cận Bình thuyết phục Nga ngừng chiến tranh ở Ukraine. Bắc Kinh hiện đang cố gắng trở thành một người tham dự ngày càng quan trọng trong chính trị toàn cầu.
Vào ngày 7/4, tờ Wall Street Journal đưa tin cho rằng thái độ của ông Macron đối với Trung Quốc là mạo hiểm. Bắc Kinh từ lâu đã tìm cách chia rẽ các nước châu Âu và Mỹ, quốc gia đang cung cấp vũ khí lớn cho Ukraine để chống lại sự xâm lược của Nga. Ông Tập Cận Bình mới gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Moscow, nhưng tỏ thái độ thân thiện với Nga.
Mặc dù ông Tập Cận Bình đã dành cho chuyến thăm cấp nhà nước của ông Macron sự hiếu khách khác thường, nhưng theo Reuters dẫn lời một số nhà phân tích cho rằng điều này cho thấy Bắc Kinh đang đẩy mạnh thế tấn công và lôi kéo các đồng minh chủ chốt trong Liên minh Châu Âu để phản kháng lại Mỹ.
Reuters
“Tất cả các thế tấn công chính sách đối ngoại của Trung Quốc đều đi ngược lại với mối quan hệ Mỹ – Trung… vì vậy hợp tác với bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt là một quốc gia giống như Pháp, cũng là nỗ lực của Trung Quốc để đối kháng lại Mỹ.”
Reuters nói rằng việc Bắc Kinh lôi kéo ông Macron là một phần trong một loạt các động thái ngoại giao trong năm nay khi Bắc Kinh, nhằm tìm cách thoát khỏi sự ngăn chặn của Mỹ trong bối cảnh có những bất đồng về các vấn đề bao gồm Đài Loan, chiến tranh ở Ukraine và các hạn chế do Mỹ dẫn đầu đối với xuất khẩu công nghệ.
Trung Quốc đã thay thế Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của châu Âu. Năm ngoái, Trung Quốc là điểm đến lớn thứ 3 đối với xuất khẩu hàng hóa của EU và là nguồn nhập khẩu lớn nhất của EU. Pháp là nước xuất khẩu lớn thứ 2 của châu Âu sang Trung Quốc, chỉ đứng sau Đức.
“Giữa Trung Quốc và EU không có sự bất động và xung đột chiến lược cơ bản, nhưng có những lợi ích chung sâu rộng và nền tảng hợp tác lâu dài”; “Hy vọng rằng EU sẽ hợp tác với Trung Quốc … mở rộng thương mại và đầu tư hai chiều. “
Chính quyền Trung Quốc cũng cho biết, kể từ khi Sáng kiến Vành đai và Con đường được đề xuất cách đây 10 năm, hơn 150 quốc gia và hơn 30 tổ chức quốc tế đã ký kết các văn bản hợp tác. Trong tương lai, phía Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy “Vành đai và Con đường” để đạt được nhiều bước phát triển mới.
Từ những ngôn luận chính thức của chính quyền Trung Quốc nêu trên, có thể thấy rằng Bắc Kinh đã đặt trọng điểm ngoại giao, kinh tế và thương mại vào châu Âu trong năm nay, đồng thời thúc đẩy việc tiếp tục mở rộng “Sáng kiến Vành đai và Con đường”.
Văn Long, Vision Times
Chuyên gia nói về hội đàm Macron - Tập Cận Bình: Châu Âu không có con đường thứ ba Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Pháp Macron là cơ hội để ĐCSTQ thực hiện chiến lược chia rẽ Châu Âu và Mỹ.