Afghanistan: Các lãnh đạo thế giới có nên bắt đầu nói chuyện với Taliban hay không?
Chuyện các nhà lãnh đạo thế giới nên tham gia với chính phủ của Taliban hay không là một vấn đề phức tạp, phóng viên Lyse Doucet của BBC tường thuật.
Chụp lại hình ảnh,
Các chiến binh Taliban tại một chốt chặn ở thủ đô Kabul, tháng 9/2022
Tác giả, Lyse Doucet Vai trò, Trưởng Phóng viên quốc tế 14 tháng 8 2023
Hai năm sau khi Taliban lên nắm quyền ở Afganistan, không quốc gia nào chính thức công nhận chính phủ này.
Thậm chí việc cùng tham gia với chính phủ của Taliban vẫn là một vấn đề gây bất đồng sâu sắc. Một số người nói rằng việc trao đổi với Taliban sẽ giúp mang lại sự thay đổi, một số người khác khẳng định Taliban sẽ không bao giờ thay đổi, do đó không có ích lợi gì trong điều này.
Và trong khi thế giới vẫn còn khó khăn để quyết định cách thức đối phó với những lãnh đạo mới của Afghanistan, quyền phụ nữ và thậm chí những thẩm mỹ viện của họ - đã trở thành những vấn đề hàng đầu trong các cuộc chiến chính trị.
Nhân viên làm đẹp Sakina - trong căn phòng tối mờ, bức rèm đóng kín, cùng với những bút chì kẻ và hộp phấn mắt lấp lánh - nói về lý do cô ấy nghĩ những phụ nữ như mình đã trở thành con cờ bị đem ra mặc cả.
"Taliban đã gây áp lực lên phụ nữ bởi vì họ muốn gây áp lực cho cộng đồng quốc tế công nhận chế độ của mình," cô ấy nói từ một salon bí mật ở Kabul.
Cô ấy bị bắt buộc phải làm việc bí mật cách đây hai tuần sau khi chính phủ ra lệnh đóng cửa tất cả các phòng chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ. Đây là động thái mới nhất trong vô số các sắc lệnh nhằm hạn chế cuộc sống và tự do của các phụ nữ và trẻ em gái của Afghanistan.
Sakina không chắc việc tiếp cận Taliban sẽ có tác dụng gì hay không.
"Nếu Taliban được chấp thuận như một chính phủ, họ có thể dỡ bỏ các hạn chế nhằm vào chúng tôi, hoặc họ có thể áp đặt nhiều hơn," cô cho biết, với sự không chắc chắn và lo lắng về vấn đề chính trị nhạy cảm và to lớn này.
Taliban khẳng định vấn đề như quyền phụ nữ không có liên quan đến thế giới.
"Tập trung vào một vấn đề này chỉ là một cái cớ" Zabihullah Mujahid, người phát ngôn của Taliban tuyên bố.
Trả lời BBC từ thành phố Kandahar của Afghanistan, quê hương của Lãnh đạo tối cao của Taliban Haibatullah Akhundzada - ông ấy khẳng định rằng "chính phủ hiện tại của mình lẽ ra nên được công nhận từ lâu trước đó. Chúng tôi đã đạt được bước tiến trong một số lĩnh vực và chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề này."
Liệu có nên nói chuyện với chính phủ của Taliban hay không đã gây nên sự chia rẽ sâu sắc nhiều cộng đồng đang chịu rủi ro trong tương lai của Afghanistan.
Cộng đồng này bao gồm những người Afghanistan bỏ xứ ra đi, sau khi gánh chịu sự cay đắng và bất ổn sâu sắc sau khi Taliban lên nắm quyền lần thứ hai vào ngày 15/08/2021.
"Nói không tham gia trao đổi là chuyện dễ dàng," Fatima Gailani cho biết, một trong bốn phụ nữ Afghanistan đã cố gắng thương lượng với Taliban ngay vào lúc tổ chức này lên nắm quyền.
"Nếu không nói chuyện, thì sau đó làm gì?"
Kể từ khi chính phủ Afghanistan bị sụp đổ, bà Fatima Gailani đã tham gia trong các ý tưởng về những kênh hậu trường.
"Chúng tôi không muốn một cuộc chiến khác", bà nhấn mạnh, đề cập đến cất lên tiếng nói, bao gồm các cựu tư lệnh quân đội và các lãnh đạo quân sự, người vẫn còn niềm hy vọng sẽ cuối cùng lật đổ được trật tự hiện tại bằng vũ lực.
Afghanistan: Taliban bắt giữ các phụ nữ biểu tình phản đối lệnh cấm học đại học
Chụp lại hình ảnh,
Tỷ lệ người nghèo ở Afghanistan gia tăng, nhiều gia đình phải chờ ở Kabul để nhận bánh mì miễn phí
Những người Afghanistan khác phải rời bỏ quê hương đang kêu gọi phải có thêm áp lực mạnh mẽ hơn, bao gồm có thêm các lệnh trừng phạt và các lệnh cấm xuất cảnh, để gia tăng sự cô lập dành cho Taliban.
"Mục đích của chuyện tham gia này là gì?" Zahra Nader, tổng biên tập và là người sáng lập của tờ Zan Times, một hãng tin do những phụ nữ Afghanistan phải sống lưu vong thực hiện. "Họ đã cho thấy họ là ai và dạng xã hội mà họ muốn thiết lập."
Các nhà ngoại giao tham gia vào quá trình đối thoại đã nhấn mạnh đến sự tham gia không phải là sự thừa nhận, và cũng cho biết có rất ít sự tham gia cho đến nay.
Thế nhưng những dấu hiệu bất mãn, thậm chí trong giới lãnh đạo cấp cao của Taliban, cùng với những lệnh chính thức cực đoan nhất, do lãnh đạo tối cao cực bảo thủ đang già cỗi ban bố, đã tiếp tục đốt cháy hy vọng mong manh này.
"Nếu chúng ta không cùng tham gia với những người Afghanistan muốn tham gia, theo một cách khả thi thông thái nhất, chúng ta sẽ trao sự lãnh đạo tự do cho những người muốn phần lớn dân số căn bản phải bị giam cầm," một nhà ngoại giao Phương Tây cùng tham gia các cuộc họp gần đây với những đại diện cấp trung của Taliban nói.
Các nguồn tin chỉ ra cuộc họp chưa từng có trước đây giữa Lãnh đạo tối cao của Taliban, Haibatullah Akhundzada cô lập với Thủ tướng Qatar, Mohammed bin Abdulrahman Al Thani - là cuộc gặp đầu tiên giữa một lãnh đạo tối cao của Taliban với một quan chức nước ngoài. Các nhà ngoại giao được thông tin về các cuộc thảo luận cho biết hai bên xác nhận về khoảng trống rộng lớn, đặc biệt khi xét đến vấn đề giáo dục và quyền phụ nữ, nhưng cũng cho thấy khả năng tìm cách tiến về phía trước, tuy nhiên theo cách chậm rãi.
Các cuộc thảo luận thật khó khăn - thật khó để tìm được tiếng nói chung.
"Có rất nhiều sự không tin tưởng, thậm chí sự khinh miệt, giữa hai phe, vốn đã chiến đấu trong hàng năm qua," Kate Clark từ Afghanistan Analysts Network nói. "Taliban nghĩ Phương Tây vẫn muốn gây tổn hại đến quốc gia của họ và Phương Tây không thích chính sách của Taliban về quyền phụ nữ và sự cai trị độc tài của họ."
Bà Clark cũng nhấn mạnh sự bất đồng mang tính nền tảng. "Phương Tây có thể xem chuyện công nhận Taliban là sự nhượng bộ, nhưng Taliban xem đó là quyền của mình, một quyền được Đấng tối cao ban tặng để cai quản đất nước sau khi họ đánh bại siêu cường Mỹ và trở lại nắm quyền lực lần thứ hai."
Các thế lực bên ngoài thì cân bằng lời chỉ trích với ca ngợi về bước tiến đạt được, như chống tham nhũng giúp gia tăng nguồn thu cho quốc gia, và một số nỗ lực để giải quyết những đe dọa an ninh từ Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Và các quốc gia Phương Tây cũng kỳ vọng các quốc gia và học giả theo đạo Hồi sẽ đi đầu để giải quyết những quan ngại chung về cách diễn dịch cực đoan về Hồi giáo của Taliban.
Thế nhưng các chiến thuật cũng trở nên hà khắc hơn.
Thậm chí hiện nay Liên Hiệp Quốc đang nói về "chế độ diệt chủng giới tính" trong bối cảnh Taliban siết chặt các hành động bị xem là bất hợp pháp của phụ nữ như cấm họ ra công viên, phòng gym và chỗ chăm sóc sắc đẹp. Các bước đi đang được thực hiện để đưa đến một vụ án pháp lý về "tội ác chống lại loài người".
Mỹ và các nước lên án Taliban tìm giết cựu binh chính phủ
Chụp lại hình ảnh,
Taliban đã ra lệnh các chủ shop ở Afghanistan phải gỡ bỏ đầu của những mannequin hình phụ nữ
Bất chấp một số thông điệp khác nhau và mâu thuẫn đôi khi xảy ra giữa các quốc gia trong khu vực và từ Phương Tây, thì cho đến nay, hiếm có sự gặp gỡ giữa các cường quốc, bao gồm Nga và Trung Quốc về những lằn ranh đỏ, bao gồm sự công nhận dành cho Taliban.
Thế bế tắc này đã gây nên các hậu quả nghiêm trọng cho người dân thường Afghanistan.
Theo báo cáo mới nhất của Liên Hiệp Quốc, với dòng chữ in đậm, lời kêu gọi trợ giúp nhân đạo của người dân Afghanistan chỉ nhận được viện trợ ở tỷ lệ 25% tính đến cuối tháng Bảy, khi các nhà bảo trợ rời đi. Ngày càng có nhiều người dân Afghanistan phải đi ngủ với chiếc bụng đói.
Khoảng 84% hộ gia đình đang vay tiền chỉ để mua thực phẩm, theo Liên Hiệp Quốc.
Và cũng có lo ngại về chân vết của những nhóm phiến quân Hồi giáo như IS ngày càng gia tăng.
Chính phủ Taliban trong khi đó thì lại vẽ nên bức tranh màu hồng. Và thậm chí không được công nhận, phái đoàn của họ - trong trang phục truyền thống đặc trưng với chiếc khăn quấn đầu và bộ tunic - là những hành khách bay thường xuyên nhất thế giới, khi đến tham dự họp tại nhiều quốc gia.
Ngoại trưởng tạm quyền Amir Khan Muttaqi đã tiếp đón các phái đoàn đến Kabul hầu như mỗi ngày, theo một bộ quy tắc thông thường, bao gồm cờ và hình ảnh chính thức trong những căn phòng trang trọng.
Các đại sứ quán quốc gia Phương Tây ở Kabul vẫn bị đóng cửa ngoại trừ sứ mệnh nhỏ của Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản. Các cuộc thảo luận vẫn đang diễn ra về việc liệu các nhà ngoại giao hiện đang quốc gia Vùng Vịnh Qatar nên ít nhất hiện diện tại Kabul hay không nếu họ muốn có bất kỳ sự ảnh hưởng nào.
Không có mong muốn nào, trong bất kỳ thủ đô nào trên thế giới, về một chương đẫm máu khác trong lịch sử cuộc chiến tranh kéo dài 40 năm này.
Và bất chấp bất kỳ sự bất đồng nào với các lãnh đạo Taliban, sự đoàn kết của họ vẫn là mục tiêu quan trọng hơn tất cả.
Không có giải pháp nhanh chóng hay dễ dàng nào.
"Điều duy nhất mà tôi có thể nói từ trái tim của mình là chúng tôi thật sự đang chịu đựng," nhân viên thẩm mỹ Sakina cho biết.
"Có lẽ ai đó không phải chúng tôi hiểu được điều này, nhưng nó thật sự đau đớn."
Afghanistan: Taliban treo xác người để cảnh cáo ngay thành phố Afghanistan