9 bí quyết hàng đầu cần lưu ý, nếu cha mẹ muốn giúp trẻ tự kỷ phát triển tối ưu, hòa nhập tốt với xã hội
Hầu hết các bậc cha mẹ khi có con mắc bệnh tự kỷ đều rất tuyệt vọng. Nhiều người còn nhầm lẫn bệnh tự kỷ giống với thiểu năng, nhưng thực tế là hoàn toàn trái ngược, bệnh tự kỷ từng xuất hiện ở một số thiên tài nổi tiếng tiếng thế giới như Isaac Newton, Albert Einstein, Ludwig van Beethoven, v.v..
Người tự kỷ có nhiều biểu hiện về nhận thức và hành vi tương tự như thần đồng nhưng không phải tất cả người tự kỷ đều trở thành thiên tài xuất chúng. Vậy điểm mấu chốt trong sự phát triển của một đứa trẻ tự kỷ đó chính là cách giáo dục của cha mẹ.
Trẻ tự kỷ thường có những khía cạnh và mức độ vấn đề khác nhau, điều này đòi hỏi cha mẹ phải hướng dẫn trẻ hành vi đúng đắn từ nhiều khía cạnh và dạy trẻ cách hòa nhập xã hội. Trong quá trình nuôi dạy, các bậc cha mẹ có thể để tâm đến những điểm sau để giúp trẻ trở lại với nhịp sống xã hội nhanh hơn.
1. Lấy luyện tập giao tiếp làm trọng tâm
Giao tiếp là kỹ năng quan trọng nhất trong tất cả các kỹ năng cốt lõi, vì nó không chỉ quyết định việc trẻ tự kỷ có thể phát triển bình thường hay không mà còn ảnh hưởng đến việc thực hiện tất cả các kỹ năng cốt lõi liên quan khác, vì vậy chúng ta nên rèn luyện giao tiếp cho trẻ càng sớm càng tốt.
Kỹ năng giao tiếp quan trọng nhất đối với một đứa trẻ là khả năng thể hiện nhu cầu, cảm xúc và ý tưởng của mình một cách phù hợp chứ không chỉ đơn giản là nói. Đó chính là ý nghĩa của việc rèn luyện khả năng giao tiếp.
Ngoài việc rèn luyện ngôn ngữ, cha mẹ cũng có thể sử dụng một số thủ ngữ, cử chỉ, tranh ảnh, đồ vật liên quan để giúp trẻ hoàn thiện khả năng giao tiếp.
2. Khó điều hòa các giác quan là chuyện thường
Khó điều hòa các giác quan là một vấn đề mà hầu hết trẻ tự kỷ đều gặp phải. Chúng gặp khó khăn trong việc xử lý thông tin các giác quan nhận hằng ngày như âm thanh, thị giác và mùi, v.v..
Các giác quan của trẻ có thể quá nhạy cảm hoặc kém nhạy cảm, điều này có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng học tập và tham gia các hoạt động hàng ngày của trẻ. Ví dụ, một số trẻ cảm thấy tiếng ồn của máy hút bụi, tiếng huyên náo ở các khu trung tâm thành phố rất khó chịu, dẫn đến quá tải cảm giác, khiến chúng nổi cơn thịnh nộ hoặc trở nên rất bực bội. Một khóa đào tạo tích hợp giác quan trong thời gian dài có thể làm giảm bớt những thách thức về giác quan một cách hiệu quả.
3. Hành vi và hoàn cảnh ảnh hưởng lẫn nhau
Hành vi thường là kết quả của sự tương tác giữa trẻ với môi trường xung quanh, và mọi hành vi đều có nguyên nhân của nó. Để hiểu tại sao một đứa trẻ làm ra những hành vi có vấn đề, trước tiên bạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra hành vi đó và hành vi đó có lợi gì đối với trẻ.
Chỉ khi hiểu được nguyên nhân và chức năng của hành vi, chúng ta mới có thể thiết kế một chiến lược quản lý hành vi hiệu quả, nhằm thay thế hành vi có vấn đề bằng một hành vi phù hợp đáp ứng nhu cầu tương tự.
4. Chơi đùa là bản chất, cũng là thử thách
Chơi là bản chất của trẻ em, trẻ học và tìm hiểu thế giới thông qua các trò chơi. Chúng học các kỹ năng chính của giao tiếp xã hội thông qua việc tương tác với những người bạn, chẳng hạn như bắt chước, thay phiên nhau, hợp tác, thương lượng, tuân theo các quy tắc, v.v.
Tuy nhiên, đối với trẻ tự kỷ, chơi đùa cũng là một thử thách mà chúng phải đối mặt. Kiểu tư duy cứng nhắc và những biểu hiện cảm xúc đặc biệt của chúng dễ khiến chúng bị loại khỏi cuộc chơi của bạn bè.
Khi bắt đầu, cha mẹ nên thử nghĩ ra những cách chơi mới với những món đồ chơi yêu thích của trẻ để trẻ có động lực và hứng thú tham gia, sau đó hãy hướng dẫn trẻ tương tác với các bạn khác đúng cách.
5. Rèn luyện khả năng quan sát cần chậm rãi, từng bước một
Những đứa trẻ bình thường thường rất có hứng thú với những đứa trẻ khác, vì thế chúng sẽ thích quan sát những đứa trẻ khác để bắt chước và học hỏi. Nhưng trẻ tự kỷ không học hỏi bằng cách như thế, nói chung chúng không quan sát người khác, và chúng không nghĩ rằng chúng cần học và hiểu thế giới bằng cách quan sát lẫn nhau.
Vì vậy, chúng ta cần từ từ rèn luyện khả năng quan sát cho những bé tự kỷ từng bước một.
6. Bắt chước là một kỹ năng cơ bản
Bắt chước là một kỹ năng nền tảng có ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập sau này của trẻ. Không bắt chước có thể dẫn đến khó khăn trong việc học các kỹ năng xã hội và giao tiếp ở trẻ. Do đó, bắt chước là kỹ năng cơ bản nhất mà trẻ tự kỷ nên học.
Để rèn luyện khả năng bắt chước cho trẻ, cha mẹ có thể bắt đầu từ việc dạy con bắt chước các động tác đơn giản, chẳng hạn như vỗ tay, dậm chân, giơ tay, v.v. hoặc thêm liệu pháp âm nhạc, chẳng hạn như dạy các bài hát cho trẻ kết hợp vũ đạo đơn giản.
7. Cần phân biệt kỹ năng vận động
Kỹ năng vận động được chia thành kỹ năng vận động khó và kỹ năng vận động đơn giản. Kỹ năng vận động đơn giản là khi chúng ta sử dụng các cơ lớn của mình để di chuyển, chẳng hạn như đi bộ, nhảy, chạy, đẩy, kéo, ngồi và đứng, v.v. trong khi kỹ năng vận động khó là khi chúng ta sử dụng các cơ nhỏ hơn, chẳng hạn như bàn tay và ngón tay để vẽ, viết, xâu chuỗi hạt, buộc nút thắt, v.v..
Nhiều trẻ tự kỷ gặp khó khăn với cả 2 loại kỹ năng vận động trên, vì vậy chúng thường tránh các trò chơi và hoạt động liên quan. Cha mẹ có thể nâng cao các kỹ năng vận động cho con mình bằng cách kết hợp các bài tập rèn luyện vào thói quen và quá trình vui chơi hàng ngày của chúng.
8. Kích thích động lực
Trẻ tự kỷ cần được tăng động lực. Không giống như trẻ em bình thường, nhiều trẻ tự kỷ thường thiếu động lực học hỏi và khám phá hơn, ngay cả khi là lúc vui chơi.
Nuôi dạy đúng cách sẽ giúp trẻ xác định được động lực cũng như tăng cường động lực để khuyến khích trẻ tham gia và học hỏi. Có nhiều cách giúp trẻ nâng cao động lực, chẳng hạn như thưởng cho trẻ đồ chơi hoặc hoạt động, bộ phim mà trẻ yêu thích khi trẻ học được bài học mới.
9. Tương tác xã hội rất quan trọng
Chướng ngại tương tác xã hội là khiếm khuyết chung của các trẻ tự kỷ, đồng thời đó cũng là triệu chứng chính để chẩn đoán một đứa trẻ có mắc chứng tự kỷ hay không. Chướng ngại tương tác xã hội thường khiến trẻ không thích hoặc không có được các mối quan hệ xã hội tốt với người khác.
Vì vậy, cha mẹ nên giúp trẻ cảm nhận được sự thú vị của giao tiếp xã hội, tìm ra những cách thức giao tiếp phù hợp và có thể mang lại tiếng cười cho trẻ, ví như tạo ra một số trò chơi và thói quen sinh hoạt có lồng ghép các kỹ năng tương tác xã hội như hợp tác, giúp đỡ, cạnh tranh, chia sẻ, để trẻ em có thể trải nghiệm niềm vui đồng thời học được cách giao tiếp xã hội mọi lúc, mọi nơi.
Không có đứa trẻ nào là khó dạy, chỉ có phương pháp dạy không đúng mà thôi. Chỉ khi nắm bắt được các vấn đề chủ yếu của một đứa trẻ tự kỷ và sử dụng các phương pháp giáo dục đúng cách để nuôi dạy thì việc giúp đỡ trẻ mới có hiệu quả.
Trần Anh
Theo Trí Thức Trẻ