8 yếu tố khiến tế bào tiền ung thư trở thành tế bào ung thư ác tính

Chia sẻ Facebook
14/10/2022 11:48:27

trong người, nhưng tại sao không phải ai cũng đều mắc bệnh ung thư? Mấu chốt nằm ở 8 yếu tố dưới đây, chúng là những thứ thúc đẩy tế bào ung thư lành tính thành ác tính, bạn nhất định phải biết.

Ai cũng có tế bào ung thư

Ăn quá mặn có thể dẫn đến tổn thương hàng rào niêm mạc dạ dày, lâu ngày sẽ làm tăng tính nhạy cảm với các chất gây ung thư, dẫn đến ung thư dạ dày. (Ảnh: YanaMaslova/ Shutterstock)

Trong cơ thể mỗi người đều chứa tế bào ung thư


Trên lý thuyết, khi quá trình trao đổi chất hàng ngày của cơ thể con người diễn ra, sẽ có hơn 10 tỷ tế bào mới được phát triển, trong khi đó cũng sẽ có 1 đến 20 “tế bào ung thư” đồng thời phát triển. Bởi vì quá trình sao chép DNA khó tránh khỏi bị lỗi, điều này dẫn đến đột biến gen, những tế bào bị đột biến này sẽ trở thành tế bào tiền ung thư. Trong cơ thể người có hàng trăm triệu tế bào, một hệ thống tế bào vô cùng lớn, vì thế việc tế bào thỉnh thoảng bị lỗi trong quá trình phân chia và sinh sản là điều bình thường.


Tuy nhiên, hệ thống miễn dịch trong cơ thể có thể thiết lập cơ chế chống lại tế bào ung thư mạnh mẽ, cho nên dù cơ thể có chứa tế bào tiền ung thư thì cũng rất ít khả năng phát triển thành khối u ác tính. Các tế bào bị lỗi này sẽ được sửa chữa, khắc phục hoặc loại bỏ kịp thời.


Ví dụ, số lượng tế bào ung thư trong cơ thể ở dưới mức 10 mũ 5 ( 100,000 ), thì chúng có thể bị ức chế bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể, với lượng nhỏ các tế bào bị lỗi này thì khả năng là không phát triển thành ung thư. Tuy nhiên, nếu số lượng tế bào ung thư trong cơ thể lớn hơn 10 mũ 6 (1000,000) thì chức năng của hệ miễn dịch có thể không ngăn chặn được. Còn nếu nó phát triển đến 10 mũ 12 thì người đó đã mắc bệnh nan y.


Có một số yếu tố trong cuộc sống sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của chúng ta và thậm chí thúc đẩy tế bào ung thư phát triển. Nhưng nếu biết lý do và tránh xa thì chúng ta có thể giữ gìn sức khỏe bản thân.


8 yếu tố góp phần tạo nên tế bào ung thư trong cơ thể chính là:

1. Dầu: Chế độ ăn nhiều chất béo sẽ thúc đẩy tế bào ung thư


Nguy cơ hòa tan và hấp thụ các chất gây ung thư sẽ tăng lên nếu tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu calo, mỡ động vật và cholesterol trong chế độ ăn, đồng thời sẽ làm thiếu chất xơ và vitamin. Nếu bạn ở tình trạng kích thích này trong thời gian dài, nó có khả năng tạo ra các tế bào khối u, dẫn đến ung thư đại trực tràng.


Khuyến cáo nên ăn ít hoặc không ăn thịt mỡ, nội tạng động vật, trứng cá và các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa và cholesterol khác. Nên bổ sung nhiều rau và trái cây mỗi ngày. Dầu thực vật thì nên được giới hạn từ 20 đến 30 gam (khoảng 2 đến 3 muỗng canh) cho 1 người trong 1 ngày.

2. Muối: Lượng muối cao làm tăng gấp đôi nguy cơ ung thư dạ dày


Ăn quá mặn có thể dẫn đến tổn thương mãn tính hàng rào niêm mạc dạ dày, lâu ngày sẽ tăng tính nhạy cảm với các chất gây ung thư, dẫn đến ung thư dạ dày. Nguy cơ mắc ung thư dạ dày ở người ăn nhiều muối cao hơn gần 2 lần so với những người ăn nhạt. Điều này là do lượng muối dư thừa có thể dẫn đến áp suất thẩm thấu cao, làm suy giảm tác dụng bảo vệ của niêm mạc dạ dày, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.


Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc khuyến cáo rằng người lớn khỏe mạnh nên tiêu thụ 6 gam muối mỗi ngày, tương với lượng của một nắp chai bia. Đối với các sản phẩm chế biến như dưa chua, ô mai, xúc xích hay giăm bông, thì hãy chú ý đến hàm lượng natri có trong đó và cố gắng ăn càng ít càng tốt.

3. Đường: Tiêu thụ hơn 25 gam mỗi ngày là rất nguy hiểm

Tế bào ung thư có nhu cầu lớn hơn về glucose. Đặc biệt, chúng luôn cạnh tranh với các tế bào bình thường về chất dinh dưỡng. (Ảnh: Pixabay)


Trên thực tế, tế bào ung thư có khuynh hướng thích ăn ngọt, vì vậy chúng có nhu cầu hấp thụ lượng lớn glucose. Ngoài ra tế bào ung thư có xu hướng phát triển nhanh hơn tế bào bình thường và chúng luôn cạnh tranh với các tế bào này về chất dinh dưỡng.


Các nhà khoa học Thụy Điển đã theo dõi 80.000 người tham gia vào cuộc nghiên cứu trong 9 năm, kết quả cho thấy nhóm người uống 2 cốc đồ uống chứa đường mỗi ngày, nhóm người ăn 5 muỗng đường mỗi ngày và nhóm phết bánh mì với mứt trái cây ngọt mỗi ngày có nguy cơ ung thư tuyến tụy cao hơn lần lượt là 90%, 70% và 50% so với những người hiếm khi sử dụng hoặc là không sử dụng. Kết quả này được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ, sau khi kết quả được công bố, nó đã thu hút sự chú ý rộng rãi từ cộng đồng dinh dưỡng và y tế.

4. Thuốc lá : Tác nhân của đột biến gen


Theo một nghiên cứu trên tạp chí Khoa học quốc tế, những người hút 20 điếu thuốc mỗi ngày trong một năm thì sẽ có 150 tế bào phổi bị đột biến.


Khói thuốc lá chứa hơn 7.000 hợp chất và hàng trăm chất có hại, bao gồm cả chất gây ung thư và tác nhân thúc đẩy ung thư. Nó sẽ đẩy nhanh quá trình phá hủy gen và ngăn chặn quá trình sửa chữa gen lỗi, do đó gây ra ung thư.

5. Rượu: Chứng đỏ mặt dễ bị đột biến gen


Khi rượu được chuyển hóa trong cơ thể, nó sẽ biến thành acetaldehyde, khi các acetaldehyde này tích tụ với số lượng lớn sẽ gây ra sự xáo trộn trong việc sắp xếp lại các nhiễm sắc thể và làm thay đổi vĩnh viễn chuỗi DNA, dẫn đến nguy cơ ung thư.


Tại sao có người uống rượu cả đời lại sống lâu? Thật ra chúng ta không thể so sánh như vậy. Bởi vì có 2 khả năng, một là người này có acetaldehyde dehydrogenase (ALDH) đây là một loại enzyme tham gia vào quá trình chuyển hóa rượu của cơ thể, tức là khi uống rượu thì họ sẽ không bị đỏ mặt, vì vậy họ có thể giữ cho acetaldehyde không tích tụ trong cơ thể. Thứ hai, hệ thống protein sửa chữa tổn thương DNA của những người này rất mạnh mẽ. Ngay cả khi uống rượu làm tổn thương tế bào, nó cũng sẽ kịp thời sửa chữa ở một mức độ nhất định.


Vì vậy, để an toàn, đàn ông trưởng thành không nên uống quá 20 gam rượu mỗi ngày và phụ nữ là 10 gam. Đặc biệt những người đỏ mặt sau khi uống rượu bia thì không nên uống.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy, thiền tạo ra những thay đổi tích cực về gen và biểu hiện gen, tăng cường sức mạnh cho hệ miễn dịch. (Ảnh minh họa: Zoran Zeremski/ Shutterstock)

6. Lo lắng: Làm suy yếu khả năng miễn dịch chống lại bệnh ung thư


Những người trầm cảm, đa cảm và lo lắng về sự được và mất thì khả năng miễn dịch trong cơ thể họ là tương đối suy yếu, thường không thể tiêu diệt các tế bào bất thường, và cuối cùng dẫn đến các tế bào ung thư.


Sau khi nhiều người mắc bệnh ung thư, các bác sĩ khuyên nên có một thái độ sống tốt. Trong điều trị ung thư, nếu bạn tự tin chiến đấu chống lại ung thư, tỷ lệ sống tự nhiên sẽ tăng lên, ngược lại, nếu bạn mất tự tin khi đối mặt với ung thư, tỷ lệ sống sót sẽ giảm đáng kể. Cho dù là phòng chống ung thư hay điều trị ung thư, thái độ tích cực là rất quan trọng.

7. Tuổi già: Ung thư sau 90 tuổi là do sinh lý


Tuổi càng cao thì tỷ lệ đột biến gen và xác suất sao chép lỗi sẽ càng nhiều, bên cạnh đó chức năng sửa chữa tế bào lỗi cũng sẽ giảm xuống. Khi sự lão hóa của cơ thể con người đến một mức độ nhất định, hệ thống cân bằng ngày càng kém đi, khả năng mắc bệnh ung thư sẽ tăng cao.

8. Lười biếng: Lười biếng là đồng phạm của bệnh ung thư


Lười vận động quả thực là đồng phạm của bệnh ung thư, đây thực sự là một vấn đề nghiêm túc.


Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng rèn luyện thân thể dưới 30 phút mỗi ngày hoặc ngồi lâu ít vận động sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Các chuyên gia cho biết hoạt động thể chất thường xuyên, nhất quán có thể ngăn ngừa ung thư ở một số khu vực nhất định, chẳng hạn như ung thư ruột kết.


Á Tĩnh, Vision Time

Nghiên cứu: Thiền định có thể thay đổi gen theo hướng tích cực

Một nghiên cứu gần đây cho thấy, thiền định tạo ra những thay đổi tích cực về gen và biểu hiện gen, tăng cường sức mạnh cho hệ miễn dịch.

Chia sẻ Facebook