8 thói quen dọn dẹp nhà cửa sai lầm khiến nhà bạn bẩn hơn

Chia sẻ Facebook
29/09/2022 14:06:17

Một số thói quen dọn dẹp quen thuộc mà bạn không để ý tới có thể lại gây hại nhiều hơn lợi. Điều này sẽ khiến bạn thêm phiền phức khi vệ sinh trong tương lai. 

Lau ngay sau khi phun thuốc khử trùng mà không cần chờ đợi là một trong những thói quen dọn dẹp sai lầm ít được chú ý. (Ảnh: Stock-Asso/ Shutterstock)


Xây dựng thói quen dọn dẹp nhà cửa đúng cách giúp bạn hoàn thành dễ dàng nhiệm vụ hàng ngày này. Trong khi lập danh sách công việc nhà, hãy chậm lại và suy nghĩ về cách bạn có thể cải thiện công việc dọn dẹp của mình và tránh những thói quen dọn dẹp sai lầm khiến ngôi nhà của bạn trở nên bẩn hơn. Hãy xem bạn có mắc phải 8 thói quen vệ sinh sai lầm nào sau đây không, nếu có hãy nhanh chóng thay đổi nhé!

1. Dụng cụ vệ sinh không được giữ sạch sẽ


Việc dọn dẹp hàng ngày của bạn sẽ chỉ hiệu quả nếu bạn sử dụng các dụng cụ vệ sinh sạch sẽ. Trước khi bắt đầu dọn dẹp, hãy kiểm tra các dụng cụ vệ sinh của bạn để tránh lây lan vi trùng, bụi bẩn vào nhà.


Nên vệ sinh giẻ lau, cọ bồn cầu và cây lau nhà thường xuyên, khử trùng dụng cụ vệ sinh có vi khuẩn như chổi vệ sinh sau mỗi lần sử dụng, hút sạch bụi ngay lập tức để có hiệu quả làm sạch tốt nhất.

2. Không làm sạch trước khi khử trùng


Có sự khác biệt giữa làm sạch và khử trùng. Sự khác biệt này có thể ảnh hưởng đến mức độ bạn làm sạch bề mặt đồ nội thất của bạn. Làm sạch vật lý loại bỏ vi trùng khỏi bề mặt, trong khi khử trùng sử dụng hóa chất để tiêu diệt vi trùng.


Nếu bề mặt đồ đạc bị bám bụi hoặc bẩn, chất khử trùng sẽ khó có được tác dụng hiệu quả, đó là lý do tại sao làm sạch là bước quan trọng đầu tiên. Trước khi bạn cầm bình xịt lên khử trùng, hãy đảm bảo rằng không còn bụi hoặc cáu bẩn trên bề mặt của đồ nội thất để việc khử trùng có thể đạt được hiệu quả làm sạch.

5. Làm sạch bề mặt bằng bọt biển


Hãy suy nghĩ kỹ trước khi với lấy miếng bọt biển để lau mặt bàn. Bọt biển nhà bếp nổi tiếng là nơi chứa vi khuẩn, chúng có thể chuyển sang các bề mặt khác khi bạn lau. Để tránh lây lan vi trùng, hãy sử dụng một miếng vải sợi nhỏ sạch để lau bề mặt hoặc khử trùng miếng bọt biển của bạn thường xuyên và thay chúng khoảng một lần một tháng.

4. Lau ngay sau khi phun thuốc khử trùng mà không cần chờ đợi


Để có được kết quả làm sạch tốt nhất không đơn giản chỉ là “phun, lau và bỏ đi vết bẩn”. Thuốc khử trùng cần có thời gian để phát huy tác dụng, vì vậy kiên nhẫn là chìa khóa quan trọng. Trong một số trường hợp, bề mặt đồ nội thất được phun khử trùng cần chờ đợi vài phút để loại bỏ vi khuẩn hiệu quả. Tốt nhất bạn nên đọc hướng dẫn sử dụng sản phẩm để xác định thời gian chờ sau khi phun chất khử trùng hoặc chất làm vệ sinh.

5. Chà vết bẩn trong khi chưa thấm khô chất bẩn

Chà xát vết bẩn ngay lập tức có thể khiến vết bẩn lan rộng. (Ảnh: GBJSTOCK/ Shutterstock)


Các vết bẩn rơi vãi hoặc nước bắn vào vải cần được loại bỏ càng sớm càng tốt để tránh các vết bẩn cứng đầu. Nếu bạn theo thói quen và bắt đầu cọ rửa, có khả năng sẽ khiến vết bẩn trở nên nghiêm trọng hơn. Chà xát vết bẩn ngay lập tức có thể khiến vết bẩn lan rộng, thậm chí việc chà xát mạn còn khiến chất bẩn thấm vào sợi vải và làm hỏng các loại vải đẹp. Cách xử lý là thấm vết bẩn bằng một miếng vải trắng sạch hoặc giấy thấm. Sau đó, lau sạch bằng chất tẩy vết bẩn phù hợp với loại vải.

6. Lau các đồ vật trong nhà bằng cùng một miếng giẻ lau


Sử dụng cùng một miếng giẻ để lau toàn bộ ngôi nhà của bạn có vẻ nhanh chóng và hiệu quả. Nhưng đó cũng là phương pháp sai lầm khiến vi trùng và bụi bẩn lây lan từ phòng này sang phòng khác. Ví dụ, vi trùng trong phòng tắm có thể đọng lại trên mặt bàn bếp của bạn.


Do vậy, nên sử dụng các loại giẻ khác nhau trong các phòng khác nhau và nên giặt giẻ thường xuyên. Nếu bạn đang sử dụng khăn lau dùng một lần, hãy sử dụng một chiếc cho mỗi công việc lau chùi.

7. Không duy trì thông gió tốt khi làm sạch


Thông gió tốt là điều cần thiết khi sử dụng chất tẩy rửa chứa các thành phần có mùi khó chịu như amoniac hoặc thuốc tẩy. Khi bạn sử dụng, khí thoát ra từ hoá chất tẩy rửa có thể gây kích ứng đường hô hấp của bạn. Để không khí lưu thông, bạn có thể mở quạt thông gió, cửa sổ hoặc máy lọc không khí. Hãy rời khỏi phòng ngay sau khi bạn dọn dẹp xong.

8. Không làm sạch từ trên xuống


Nếu bạn bắt đầu dọn dẹp từ sàn nhà, quy luật trọng lực sẽ làm khó khăn cho quá trình dọn dẹp của bạn. Khi bạn làm sạch các khu vực trên sàn, các mảnh vụn, bụi và các mảnh vỡ từ trên có thể rơi xuống sàn, vì vậy mà bạn phải hút bụi hoặc lau lại lần hai. Thay vào đó, hãy bắt đầu từ trần nhà (hoặc trên cao) của căn phòng và làm sạch từ trên xuống dưới, để bạn có thể loại bỏ tất cả vi trùng, bụi và cáu bẩn chỉ trong một lần dọn dẹp.


Ngữ Yên/ Theo Epoch Times

Vỏ bưởi tưởng chỉ vứt đi, hóa ra lại có nhiều công dụng như vậy Chỉ với vài bước đơn giản, bạn đã có thể biến vỏ bưởi thành những thành phẩm có ích, vừa tự nhiên lại vừa thiết thực.

Chia sẻ Facebook