8 hiện tượng tự nhiên kỳ bí đáng kinh ngạc

Chia sẻ Facebook
28/05/2022 10:30:40

Thiên nhiên có bao nhiêu điều kỳ diệu mà con người vẫn luôn muốn khám phá. Dưới đây là 8 hiện tượng tự nhiên kỳ bí đáng kinh ngạc dành cho bạn.

1. Cột sáng


Đây không phải là Cực quang phương Bắc, mà là một hiện tượng khác được gọi là cột ánh sáng. Ở nhiệt độ đóng băng, các tinh thể băng phẳng, bay phấp phới có thể tạo thành sương mù pha lê gần mặt đất. Các tinh thể phản xạ ánh sáng từ mặt đất, tạo thành các chùm sáng hình cột.

Một chùm ánh sáng trên Ontario Canada, như được thấy vào ngày 13 tháng 1 năm 2018. (Ảnh: Ray Majoran/ Wikimedia Commons)

2. Sét trên sông Catatumbo


Cửa sông Catatumbo ở Venezuela được chiếu sáng gần như liên tục bởi sét. Người dân bản địa gọi đó là “sông hứng lửa từ trời”. Gần đây khu vực này đã được Sách kỷ lục Guinness thế giới trao giải khu vực sét dày đặc nhất thế giới.


Guinness nói với tờ Huffington Post rằng khu vực này có khoảng 250 tia trên km vuông. Sét xảy ra tới 300 đêm một năm. Sét có xu hướng bắt đầu vào lúc hoàng hôn và kéo dài cho đến bình minh.

Sét trên sông Catatumbo. (Ảnh: Christianpinillo/ Shutterstock)


3. Bóng ma Brocken


Một hình người được bao quanh bởi ánh sáng. Các nhà khí tượng học còn gọi đó là hào quang (glories). Nó được cho là bóng của người quan sát được bao quanh bởi rìa của cầu vồng. Hiện tượng kỳ diệu này có thể được quan sát ở những vùng núi cao. Tuy nhiên, nơi xuất hiện nhiều nhất là trên đỉnh Brocken thuộc dãy núi Harz tại Đức. Cũng chính vì lý do đó, người ta đã sử dụng cái tên Brocken để gọi hiện tượng quang học kỳ lạ này.

Bóng ma Brocken ở núi Cader Idris, xứ Wales, Vương Quốc Anh. (Ảnh: A Peace/ Shutterstock)

4. Mây vảy rồng (Mammatus)


Các đám mây Vảy rồng hay còn gọi là mây Mammatus thường là dấu hiệu của một cơn bão mạnh.

Những đám mây Mammatus trên thành phố Regina, Saskatchewan, Canada, sau cảnh báo bão nghiêm trọng và cảnh báo lốc xoáy vào ngày 26/6/2012. (Ảnh: Craig Lindsay/ Wikimedia Commons)

5. Mây dây muống (Morning Glory)


Vẫn chưa có ai biết chắc chắn tại sao những đám mây như vậy lại hình thành. Nhiều chuyên gia đã cố gắng nghiên cứu nguồn gốc và lý do hình thành của nó nhưng không đạt được sự đồng thuận.


Những đám mây này có thể trải dài hơn sáu trăm dặm (1.000 km) và thường thấy nhất là cách mặt đất khoảng 1,6km. Chúng xuất hiện khắp nơi trên thế giới, với lần xuất hiện dễ đoán nhất vào mỗi mùa xuân ở Burketown, Australia. Những đám mây có thể di chuyển với tốc độ 40 dặm / giờ mà hầu như không có gió.

6. Chó mặt trời


Chó mặt trời (Sundog) còn được gọi là mặt trời giả (mock suns) hoặc parhelia. Những quầng sáng này được hình thành do ánh sáng mặt trời khúc xạ qua các tinh thể băng.


Không rõ chính xác danh từ “sundog” bắt đầu từ đâu, có thể là liên quan đến hiện tượng quang học xuất hiện bên cạnh mặt trời, giống như một chú chó trung thành bên cạnh chủ nhân của nó.


Tùy thuộc vào hướng của các tinh thể băng, người quan sát có thể nhìn thấy vầng hào quang hoặc hình “chó” mặt trời.


Chó mặt trời là dấu hiệu của thời tiết xấu, thường báo hiệu rằng mưa sẽ rơi trong vòng 24 giờ tới.

Chó mặt trời. (Ảnh: BILD LLC/ Shutterstock)

7. Mây dạng thấu kính


Không khí ẩm bị đẩy lên xung quanh đỉnh núi, tạo thành những đám mây dạng thấu kính (Lenticular Clouds). Chúng hình thành trong tầng đối lưu, chính là ở tầng thấp nhất của các lớp của bầu khí quyển.

Những đám mây dày đặc trên núi Hotaka, Nhật Bản. (Alpsdake/ Wikimedia Commons)

8. Cầu vồng lửa (Fire Rainbows)


Nếu mặt trời ở trên cao và những đám mây chứa đầy các hạt băng hình lục giác, thì một vầng tròn, được gọi là cầu vồng lửa, sẽ xuất hiện. Hiện tượng thiên nhiên “bốc lửa” này thường hình thành trong các đám mây ti (dải mỏng) phủ sương mù ở độ cao lớn.


Bạn chỉ có thể nhìn thấy hiện tượng này vào buổi trưa khi mặt trời cao hơn đường chân trời ít nhất 57,8 độ, và lý tưởng nhất là 67,9 độ. Nó khó được nhìn thấy giữa mùa đông. Vĩ độ là một yếu tố quan trọng, càng đi xa về phía bắc, bạn càng ít có khả năng nhìn thấy nó.

Cầu vồng lửa. (Ảnh: Sakkarin Kamutsri/ Shutterstock)


Hàn Ngọc/ Vision Times

"Trứng băng" - Hiện tượng kỳ diệu của thiên nhiên Bãi biển mà lại phủ đầy trứng ư?

Chia sẻ Facebook