7 thói quen tốt giúp bạn giảm áp lực cuộc sống để lòng nhẹ hơn

Chia sẻ Facebook
04/04/2022 00:23:07

Con người hiện đại chịu muôn vàn áp lực, nhiều người dù đời sống vật chất được đáp ứng đầy đủ nhưng đời sống tinh thần lại không thực sự vui vẻ hạnh phúc. Tuy vậy, cũng có những người dù chịu nhiều áp lực cuộc sống nhưng vẫn có thể ung dung tự tại.

Chia sẻ FB Chia sẻ Twitter Bình luận

Thông thường, những người có khả năng tự giải thoát bản thân khỏi áp lực có “bí quyết” riêng của họ.

Dưới đây là 7 thói quen tốt giúp bạn giảm áp lực cuộc sống để lòng nhẹ nhàng, thanh thản hơn:

1. Hòa mình cùng thiên nhiên


Nghiên cứu chứng minh: Thư giãn hòa mình trong thiên nhiên giúp xoa dịu căng thẳng và phiền não, ngoài ra cũng giúp nâng cao năng lực tư duy. Hòa mình cùng thiên nhiên không nhất thiết phải đi đâu xa xôi, có thể làm những động tác nhẹ nhàng, vươn vai… ở ngay cái vườn hoa nhỏ bên cạnh nơi ở của bạn để tự khích lệ tinh thần cho mình!

Nghiên cứu chứng minh: thư giãn hòa mình trong thiên nhiên giúp xoa dịu căng thẳng và phiền não. (Ảnh: Shutterstock)

2. Tổ chức gặp gỡ bạn bè


Giữ gìn quan hệ giao tiếp xã hội tốt đẹp giúp bản thân mỗi người cảm thấy vui hơn, nhờ đó đạt được sức khỏe tốt hơn; tốt nhất là có một nhóm bạn “tri âm”. Để củng cố thân tình giữa bạn bè với nhau cũng cần duy trì gặp gỡ định kỳ để cùng nhau “giải sầu”, trò chuyện, hoặc chí ít là điện thoại thăm hỏi…

Nhà văn Mỹ nổi tiếng Emerson từng nói rằng bạn bè là gia vị của cuộc sống, cũng là thuốc giảm đau của cuộc sống. (Ảnh: Pixabay)

3. Suy nghĩ tích cực


Trong cuộc sống khó tránh gặp những chuyện không vui, vì thế, bạn hãy tập cho mình thói quen suy nghĩ tích cực, sẽ giúp bản thân vui vẻ chấp nhận những thách thức sẽ đến. Tác phẩm “Hạnh phúc đích thực” ( Authentic Happiness ) có đề cập đến vấn đề môi trường sống và quan hệ giao tiếp không mấy ảnh hưởng đến mức độ vui vẻ của cá nhân. Trái lại, học cách điều chỉnh suy nghĩ, niềm tin, tâm thái và hành vi của bản thân, sao cho suy nghĩ của bản thân đi theo hướng tích cực, vui vẻ, hoàn toàn nằm trong khả năng của mỗi người.

(Ảnh: Pixabay)

7 cách đơn giản để loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực

4. Đừng ngại bày tỏ lòng biết ơn


Nhà tâm lý học Shawn Achor nằm trong danh sách tác giả có sách bán chạy nhất, có gợi ý cho mọi người phương pháp rèn luyện tâm thái lạc quan là hãy luôn dành tặng lời khen ngợi và cảm ơn người khác (với những người khác nhau), hãy thực hiện liên tục trong (ít nhất) 21 ngày để biến thành thói quen sống.

Học giả Steind thuộc Đại học Queensland (Úc) cho biết, cổ vũ khích lệ người gặp khó khăn có thể giúp họ vững vàng vượt qua. (Ảnh: Shutterstock)

5. Giữ lòng lương thiện


Hãy giữ lòng thiện lương, tâm có thiện niệm thì sẽ sản sinh hành động thiện. Biết quan tâm và giúp đỡ người khác thật lòng, không chỉ giúp người ta vượt qua khó khăn mà bản thân mình cũng nhờ đó cảm nhận được niềm vui, lòng mình cũng thấy nhẹ nhõm hơn.


Hành động thiện lương giữa bạn bè có thể gia tăng cảm giác hạnh phúc, sức mạnh của hành vi thiện cũng có thể lan tỏa ảnh hưởng đến người xung quanh, làm cho họ sống thiện hơn, theo đó cái thiện được lan rộng…

(Ảnh: Shutterstock)

Thiện niệm là phong thủy tốt nhất cho cuộc đời bạn

6. Giữ cân bằng nội tâm


Người biết giữ cân bằng nội tâm thường không nóng vội, nhờ đó có thể chuyên tâm bình tĩnh theo đuổi lý tưởng, đạt được mục đích. Ngồi thiền là một trong những cách giúp lấy thăng bằng nội tâm. Nhà văn du ký Pico Iyer người Anh gốc Ấn Độ nói, ngồi thiền đem thế giới nội tâm tiếp cận sự thần bí, giúp lòng ta tĩnh lặng, khoan thai… Điều này sẽ “khơi dậy hạnh phúc thực sự trong bạn, làm cuộc sống bạn thay đổi”.

Thiền định giúp duy trì sự bình an nội tâm. Trong ảnh là một người tu luyện Pháp Luân Công đang ngồi thiền. (Jeff Nenarella/Epochtimes.com)

Đăng ký học thiền, rèn luyện cả tâm lẫn thân tại đây .

7. Tập luyện tính cách nhẫn nại


Khi gặp chuyện ngoài tầm kiểm soát, tính nhẫn nại giúp bạn tự thả lỏng mình, giúp tấm lòng bạn cởi mở hơn, nhờ đó có cách nhìn nhận mới, suy nghĩ mới. Ví dụ, khi đang đi xe giữa nơi đông đúc, có người bất ngờ chạy xe ngang trước xe bạn, lúc này hít sâu và nhẫn nại, bạn có thể sẽ nghĩ rằng người kia đang gặp chuyện khẩn cấp cần phải giải quyết, không nên tức giận với họ v.v…


Giáo sư tâm lý Kelly McGonigal Đại học Stanford nhấn mạnh, áp lực không phải kẻ thù hàng đầu của sức khỏe mọi người, chỉ khi chúng ta cho rằng áp lực không tốt cho chúng ta thì khi đó nó mới thực sự không tốt.


Mộc Vệ

Chia sẻ Facebook