7 động vật di cư dài nhất trong tự nhiên

Chia sẻ Facebook
16/03/2024 06:54:45

Nhạn biển Bắc Cực, rùa da, chuồn chuồn là ba trong số những loài động vật có những chuyến di cư dài nhất trong tự nhiên


Di cư là hoạt động di chuyển trên quy mô lớn và thường xuyên, được quan sát ở nhiều loài khác nhau trong vương quốc động vật, từ côn trùng tới động vật có vú và chim. Động vật trở thành loài du mục, tìm đường nhằm theo đuổi nguồn thức ăn và môi trường sống lý tưởng. Bị thôi thúc bởi thay đổi theo mùa, nhu cầu về tài nguyên hoặc mục đích sinh sản, những cuộc di cư này là một minh chứng thú vị cho bản năng sinh tồn. Loài di cư thể hiện khả năng thích nghi đặc biệt cho hành trình, từ đặc điểm hình thể như cánh dài ở chim tới cơ thể thuôn dài của sinh vật biển, hỗ trợ bởi các chiến thuật hành vi. Động vật di cư đóng vai trò quan trọng trong phân bố dưỡng chất, thụ phấn, phân tán hạt, giúp định hình quần thể động vật săn mồi và con mồi, theo Interesting Engineering.

Cá hồi là một trong những loài động vật có cuộc di cư ấn tượng nhất, với hành trình có thể lên đến 3.800km.Vòng đời của cá hồi bắt đầu từ việc được sinh ra ở vùng sông nước ngọt, sau đó di cư ra biển. Chúng sống ở vùng nước mặn khoảng 4 năm, sau đó sẽ di chuyển ngược trở lại vùng sông nước, nơi đã được sinh ra để đẻ trứng. Sau khi đẻ trứng, cá hồi mẹ sẽ chết. Những quả trứng nở, và cá hồi con lại tiếp tục vòng đời với hành trình ngoạn mục mới.

Hải tượng phương bắc sống ở bờ biển California, là loài vật có đường di cư lớn thứ hai trong số các động vật có vú, với quãng đường 21.000km mỗi năm. Giống như các động vật di cư khác, hải tượng phương bắc cũng sử dụng từ trường để đi chính xác con đường của mình.

Chim ruồi họng đỏ có khoảng cách di cư là 2200km.

Bướm chúa di cư vào mùa hè và mùa xuân.

Cá mập trắng lớn có tuyến đường di cư từ Nam Phi đến Tây Australia trong 99 ngày.

Với khoảng cách18.000km, chuồn chuồn là côn trùng di cư dài nhất.

Khoảng cách di cư của rùa da là 20.500km.

Chia sẻ Facebook