7 căn bệnh này đột ngột cải thiện, chưa chắc đã là dấu hiệu tốt
Nếu căn bệnh bạn đã mắc trong một thời gian dài đôt ngột cải thiện thì rất có thể nó là biểu hiện của một chứng bệnh khác.
1. Lão thị cải thiện, có thể là đục thủy tinh thể
Hầu hết chúng ta sẽ bị lão hóa thị lực ở độ tuổi 40 đến 50 tuổi, thường được gọi là lão thị. Nhưng cũng có một số người sau 60 tuổi thì đột nhiên có thể nhìn rõ mà không cần đeo kính đọc sách. Lúc này, người cao tuổi cần hết sức cảnh giác, bởi rất có thể đây là biểu hiện của bệnh đục thủy tinh thể.
Thủy tinh thể nằm ở giữa nhãn cầu, khi thủy tinh thể già đi quá mức sẽ lắng đọng trong khoang thủy tinh thể, dẫn đến thị lực tạm thời phục hồi, đây là hiện tượng không tốt. Mặc dù trước mắt thị lực tốt hơn nhưng nếu không chú ý có thể xảy ra viêm mắt, tăng nhãn áp, thậm chí đỏ, sưng và đau. Do đó, nếu thị lực của mắc lão thị trở nên "tốt" trong một thời gian ngắn, nên đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời.
2. Huyết áp cải thiện, có thể là vấn đề về tim
Huyết áp cao đột ngột trở lại bình thường sau nhiều năm, trước tiên cần nghĩ đến các vấn đề về bệnh tật, chẳng hạn như nhồi máu cơ tim ở thành dưới hoặc thành trước của tim.
Hạ huyết áp tạm thời do giảm cung lượng tim có thể gây giảm cung cấp máu cho các cơ quan quan trọng như não, thận và tim, nguy hiểm hơn huyết áp cao. Ngoài ra, bệnh nhân suy tim cũng sẽ xuất hiện triệu chứng tụt huyết áp tạm thời, người bệnh nhất định phải chú ý.
3. Tóc bạc trắng đột ngột chuyển đen, nội tiết tố có vấn đề
Nguyên nhân xảy ra tình trạng này ở người cao tuổi có thể chia thành yếu tố sinh lý và yếu tố bệnh lý.
- Yếu tố sinh lý
Tóc bạc trắng đột ngột đen có thể do gần đây chất lượng cuộc sống được cải thiện, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng hoặc ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều sắc tố melanin như đậu đen, vừng đen, gạo đen, gạo tím, khoai tím, dâu tằm... Ngoài ra, ngủ đủ giấc và trạng thái tinh thần tốt có thể khiến tóc bạc của người già chuyển sang màu đen. Với yếu tố này, người bệnh không nên quá lo lắng, chú ý giữ gìn sức khỏe và đến bệnh viện khám sức khỏe định kỳ.
- Yếu tố bệnh lý
Một số người cao tuổi khi tóc trắng chuyển sang màu đen cần phải cảnh giác, có thể do bệnh khối u hoặc rối loạn nội tiết gây ra, ví dụ như tổn thương chiếm chỗ của u tuyến yên, u tuyến thượng thận có thể dẫn đến nội tiết không bình thường ở người cao tuổi, khiến tóc bạc sẽ chuyển sang màu đen. Trong số đó, một số bệnh nhân còn kèm theo triệu chứng tăng cảm giác thèm ăn, tinh thần dễ kích động, người bệnh nên kịp thời đến bệnh viện để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
4. Hạ đường huyết đột ngột, cảnh giác với u tuyến yên
Bệnh nhân tiểu đường đột ngột bình thường hóa lượng đường trong máu nên chú ý kiểm tra khối u tuyến yên. Khi bệnh nhân đái tháo đường phát triển khối u tuyến yên, khối u sẽ chèn ép tuyến yên khiến tuyến yên bị tổn thương, suy giảm chức năng nội tiết, giảm tiết hormone vỏ thượng thận, hormone tuyến giáp và hormone tăng trưởng, dẫn đến lượng đường trong máu giảm. Ngoài việc gây giảm các triệu chứng của bệnh đái tháo đường, u tuyến yên còn có thể gây ra các triệu chứng đi kèm như sợ lạnh, chán ăn, mệt mỏi toàn thân.
5. Có kinh nguyệt sau thời kì mãn kinh, cẩn thận với thay đổi bệnh lý
Kinh nguyệt sau khi mãn kinh có thể không phải là điều tốt, nó cho thấy sự xuất hiện của một số bệnh.
- U ác cơ quan sinh sản
Phổ biến nhất là ung thư nội mạc tử cung, chiếm khoảng 80% các tổn thương ác tính, thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi, một số lượng đáng kể bệnh nhân bị đái tháo đường, tăng huyết áp hoặc béo phì. Hầu hết biểu hiện là chảy máu âm đạo bất thường liên tục hoặc ngắt quãng. Các bệnh khác bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư ống dẫn trứng, khối u âm hộ và âm đạo…
Sức khỏe - 7 căn bệnh này đột ngột cải thiện, chưa chắc đã là dấu hiệu tốt (Hình 5)." src="http://media1.nguoiduatin.vn/m24/upload/2-2023/images/2023-04-20/5-1681990066-726-width1024height683.jpg?v=1682164808">
- Tổn thương lành tính cơ quan sinh sản
Chẳng hạn như u xơ tử cung, polyp nội mạc tử cung, polyp cổ tử cung,… cũng như một số bệnh lý viêm nhiễm như viêm nội mạc tử cung, viêm âm đạo do tuổi già… Nếu có tiền sử bệnh lý, chảy máu âm đạo bất thường liên tục hoặc ngắt quãng sau khi mãn kinh, siêu âm cho thấy u xơ phát triển nhanh chóng và có nguồn cung cấp máu dồi dào, thì nên nghi ngờ rất cao khả năng mắc bệnh sarcoma tử cung.
Lưu ý: Nếu sau mãn kinh mà thấy có kinh trở lại thì cần chú ý, nên sớm đến bệnh viện để tìm nguyên nhân, đồng thời khám sức khỏe phụ khoa định kỳ hàng năm.
6. Chán ăn đột ngột thèm ăn, cảnh giác với cường giáp
Một số người bình thường chán ăn không thích ăn, nếu đột nhiên ăn được, đặc biệt nhanh đói thì nên chú ý khám bệnh cường giáp.
Bệnh cường giáp có nguyên nhân chủ yếu là do quá trình bài tiết thyroxine trong cơ thể người bệnh tăng cao làm đẩy nhanh quá trình dị hóa đạm, đường, bột đường, tăng tiêu hao nhiệt năng, dẫn đến cường trao đổi chất, dẫn đến nhu động ruột tăng nhanh, dễ đói, sút cân, đánh trống ngực,…
7. Loét dạ dày bất ngờ lành, cảnh giác với xuất huyết dạ dày
Triệu chứng điển hình nhất của bệnh nhân viêm loét dạ dày là đau ở vùng bụng trên bên phải sau bữa ăn khoảng nửa giờ, khoảng 2 giờ sau thì thuyên giảm, đến bữa ăn tiếp theo thì cơn đau lại tái phát. Nếu cơn đau thường xuyên này đột nhiên biến mất, hãy cảnh giác với chứng chảy máu dạ dày.
Xuất huyết dạ dày có thể làm giảm xung huyết mạch máu và phù nề mô tại vị trí loét, protein trong máu bị phân hủy tạo thành lớp màng bảo vệ bề mặt vết loét, giảm kích ứng niêm mạc dạ dày nên cơn đau biến mất. Khi cơn đau vùng thượng vị đột ngột biến mất ở bệnh nhân viêm loét dạ dày nhưng kèm theo buồn nôn, chóng mặt và các triệu chứng khác thì cần chú ý.
Hà Thương (Theo Aboluowang)