60.000 tỷ đồng kết dư ở Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có ý nghĩa lớn giúp giảm gánh nặng cho người lao động. Tuy nhiên, việc chi trả còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tế.
Cùng với bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế thì bảo hiểm tai nạn lao động và nghề nghiệp là những trụ cột chính trong chính sách an sinh xã hội nhằm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi họ bị giảm, mất thu nhập do mất sức, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình làm việc.
Tuy nhiên, quy định về mức hưởng lại khá thấp, điều kiện được hưởng của chế độ bảo hiểm này khó tiếp cận nếu không sửa đổi trong bối cảnh điều kiện kinh tế xã hội cũng như hoàn cảnh lao động hiện nay.
Điều kiện về an toàn vệ sinh trong nhà máy ngày càng được doanh nghiệp chú trọng và thực hiện tốt. Do đó, số ca ốm đau, mắc bệnh nghề nghiệp hay tai nạn lao động cũng giảm nhiều và quỹ bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp đang kết dư lớn.
Ngoài việc đề xuất nâng mức trợ cấp hàng tháng cho người lao động không may bị tai nạn lao động hay mắc các bệnh liên quan, đã có đề xuất khác là cần hỗ trợ tiền ăn cho người lao động trong thời gian nằm viện điều trị.
Hàng năm người lao động, doanh nghiệp phải đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trên 6 nghìn tỷ đồng. Trung bình mỗi năm chỉ chi ra khoảng 1 nghìn tỷ đồng.
Tính đến cuối năm nay, theo báo cáo của Cục An toàn Lao động, Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp còn kết dư khoảng 60 nghìn tỷ đồng. Nhưng mức chi trả tính theo lương cơ sở đến nay vẫn chưa thay đổi.
Ví dụ mức lương thực tế của công nhân vệ sinh môi trường khoảng 7 triệu đồng/ người/tháng. Còn mức lương cơ sở theo quy định nhà nước là khoảng 1 triệu 500 nghìn đồng.
Theo quy định, thu bảo hiểm tai nạn lao động lại đang dựa trên thu nhập thực tế, trong khi chi lại dựa vào mức lương cơ sở. Nếu tính theo quy định mức bảo hiểm được hưởng nếu người đó bị giảm trên 50% sức lao động, nghĩa là coi như nằm 1 chỗ thì mức bảo hiểm chỉ trên dưới 1 triệu/tháng.
Người lao động là trụ cột của gia đình. Họ ốm đau, hay mắc phải bệnh nghề nghiệp, nằm viện hay ở nhà thì gia đình gần như mất toàn bộ thu nhập. Lúc này, người lao động gần như không đủ trang trải tối thiểu về chi phí sinh hoạt với người đó chứ chưa nói tới các thành viên khác gia đình. Do đó, cần tăng mức hỗ trợ cho người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp để giảm gánh nặng tài chính với gia đình họ, để họ có cơ hội sớm phục hồi sức khỏe, tái hòa nhập thị trường lao động.
Người lao động là trụ cột của gia đình. Họ ốm đau, hay mắc phải bệnh nghề nghiệp, nằm viện hay ở nhà thì gia đình gần như mất toàn bộ thu nhập. Lúc này, người lao động gần như không đủ trang trải tối thiểu về chi phí sinh hoạt với người đó chứ chưa nói tới các thành viên khác gia đình. Do đó, cần tăng mức hỗ trợ cho người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp để giảm gánh nặng tài chính với gia đình họ, để họ có cơ hội sớm phục hồi sức khỏe, tái hòa nhập thị trường lao động.
Phải khẳng định rằng khi người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là tấm lưới an sinh, lợi ích thiết thân của người lao động.
Rõ ràng là không ai muốn bị bệnh, càng không ai muốn mất sức lao động do tai nạn trong qua trình làm việc. Nhưng chẳng may bị tai nạn, phải nghỉ việc, thì sự hỗ trợ của bảo hiểm có thể nói là phao cứu sinh lỡ người lao động, giúp họ an tâm để trang trải chi phí sinh hoạt, cuộc sống.
Vì vậy quan trọng nhất là phải làm sao nguồn quỹ này đảm bảo hỗ trợ kịp thời, tối thiểu trong điều kiện phù hợp để người lao động vượt qua thời điểm khó khăn, sớm ổn định cuộc sống, cũng như phát huy tác dụng phòng ngừa để người lao động yên tâm sản xuất.