6 lý do người dùng rời bỏ Netflix
Netflix đã mất gần 1,2 triệu người dùng trong năm 2022. Liệu đây có phải khởi đầu cho sự kết thúc của dịch vụ streaming phổ biến nhất thế giới?
Trong quý II, 970.000 người dùng quyết định đóng tài khoản Netflix, đánh dấu quý thứ hai liên tiếp Netflix bị mất thuê bao. Sự sụt giảm này không hề gây bất ngờ nếu xét tới những động thái gần đây của “ông lớn” streaming. Trong khi đó, công ty tiếp tục đổ lỗi cho tình trạng chia sẻ tài khoản và cạnh tranh từ đối thủ.
Cùng tìm hiểu một số lý do khiến người dùng rời bỏ Netflix.
1. Netflix dừng hoạt động tại Nga
Sau khi Nga tấn công Ukraine, Netflix gia nhập danh sách hàng trăm công ty khác rút khỏi Nga. Công ty thừa nhận mất khoảng 700.000 người dùng. Bên cạnh đó, cuộc chiến cũng tác động lớn đến giá cả. Khi nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái, dễ hiểu khi mọi người hủy các gói Netflix để chi tiền cho những thứ thiết thực hơn như thực phẩm, thuê nhà hay hóa đơn khác.
2. Netflix tăng giá tại Mỹ và Canada
Từ đầu năm 2022, Netflix tăng giá các gói tại Mỹ và Canada. Đối mặt với sự thật này, nhiều người quyết định đóng tài khoản thay vì trả thêm tiền. Netflix cho biết 600.000 người dùng tại Bắc Mỹ đã hủy bỏ đăng ký do giá tăng từ tháng 1.
3. Tình trạng dùng chung tài khoản
Một trong những vấn đề trầm trọng nhất mà Netflix gặp phải trong các năm qua là dùng chung tài khoản. Nhiều người dùng chia sẻ mật khẩu với nhau dù điều này bị cấm trong Điều khoản sử dụng. Công ty ước tính 100 triệu hộ gia đình trên toàn cầu, trong đó có 30 triệu tại Mỹ và Canada, đang dùng dịch vụ mà không phải trả tiền. Xét tới việc Netflix có 220,67 triệu thuê bao trên thế giới, 100 triệu thực sự là con số lớn.
4. Thiệt hại nội dung
Nhiều nội dung của các kênh lớn tại Mỹ đã chuyển từ Netflix sang các nền tảng streaming khác. Những công ty truyền thông như HBO Max, Discovery+ nổi lên và ra mắt dịch vụ truyền phát riêng, tích cực quảng bá nội dung thông qua kênh riêng thay vì chiếu trên Netflix. Điều đó buộc Netflix phải chi hàng tỷ USD sản xuất nội dung gốc. Dù vậy, nhiều người vẫn muốn xem các chương trình truyền hình yêu thích hơn.
5. Chất lượng nội dung
Chất lượng nội dung cũng là điều đáng bàn trên Netflix. Nhiều chương trình và phim ảnh có chất lượng kém. Rõ ràng, Netflix đang chú trọng về số lượng hơn chất lượng với hi vọng chỉ cần vài tựa phim thành công là được. Không may, người xem nếu không hài lòng với những “món ăn” được bày sẵn trên bàn sẽ lập tức hủy đăng ký. Ngoài ra, họ cũng khó chịu vì Netflix thường hủy bỏ các mùa tiếp theo sau khi công chiếu một mùa.
6. Nhiều dịch vụ streaming
Ngày nay, có quá nhiều dịch vụ streaming để người dùng chọn lựa. Bên cạnh Netflix, chúng ta có Hulu, HBO Max, Amazon Prime Video, Peacock, Paramount+, Disney+, Apple TV+, ESPN+…
Mỗi nền tảng lại có một bộ sưu tập chương trình và phim phù hợp với thị hiếu của khán giả, vì vậy, Netflix mất người dùng là điều dễ hiểu, đặc biệt khi gói cước của họ cao hơn các đối thủ.
Netflix đang áp dụng nhiều chiến lược nhằm đối phó với tình trạng suy giảm người dùng. Chẳng hạn, tại Mỹ Latinh, nền tảng thu thêm 3 USD nếu các hộ gia đình chia sẻ với hộ khác. Hãng cũng lên kế hoạch giới thiệu gói cước rẻ hơn, kèm quảng cáo. Hầu hết các dịch vụ khác đều cung cấp gói cước như vậy, bao gồm Hulu, Peacock và Paramount+.
Du Lam (Theo Make Use Of)
Gửi bình luận
Bài viết cùng chuyên mục
Định giá gấp 142 lần so với thu nhập, startup buôn xe máy cũ của “tây” tay trắng rời Shark Tank
icon 0
“Anh đang muốn chúng tôi trả gấp 142 lần thu nhập của anh trong năm nay. Tính toán kinh doanh truyền thống để định giá, làm cách nào để anh chứng minh mình không “ngáo giá”.
Chi 11 triệu USD để đào bãi rác tìm 8.000 Bitcoin icon 0
Sử dụng chó robot và máy phân loại tích hợp AI, James Howells muốn tìm chiếc ổ cứng chứa 8.000 Bitcoin bị vứt nhầm 9 năm trước trong bãi rác tại xứ Wales.
CEO “lò luyện code siêu tốc” kể chuyện đưa hàng ngàn người Việt thất nghiệp, trái ngành trở thành lập trình viên
icon 0
“Bạn có thể thỉnh thoảng thấy người tốt nghiệp ngành sư phạm, kinh tế, xây dựng… không có việc, là bình thường. Nhưng lập trình viên làm được việc mà thất nghiệp thì không có đâu” - CEO CodeGym chia sẻ.
Thiên nhiên và công nghệ song hành tại thành phố thông minh Trùng Khánh
icon 0
Trùng Khánh, một trong bốn thành phố trực thuộc trung ương, từng được trao giải “Thành phố thông minh hàng đầu Trung Quốc” năm 2020.
Việt Nam thu 29,17 tỷ USD từ xuất khẩu điện thoại, linh kiện
icon 0
Xuất khẩu điện thoại và các loại linh kiện mang về cho Việt Nam 29,17 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2022. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng mạnh so với cùng kỳ.
Remix trên Facebook Reels được quy định như thế nào?
icon 0
Theo quy định trên Facebook Reels, nếu người sáng tạo nội dung tắt tính năng remix clip của mình, các bản remix của clip đó sẽ không bị xóa, nhưng không thể tạo bản remix mới.
10 địa điểm được người Việt tìm kiếm nhiều nhất khi đi du lịch
icon 0
Dữ liệu cho thấy du khách Việt Nam có xu hướng lựa chọn các bãi biển để làm điểm đến cho kì nghỉ. Đà Nẵng là thành phố được tìm kiếm nhiều nhất trong mùa hè 2022.
Thụy Sỹ: Thành phố thông minh lấy con người làm trung tâm
icon 0
Cũng như các khu vực khác, hệ sinh thái đô thị của Thụy Sỹ đang chuyển đổi cùng với các tiến bộ công nghệ, kỹ thuật để nâng cao chất lượng sống.
Khách bay ở Tân Sơn Nhất: Sẽ gọi an ninh nếu gặp TikToker làm trò
icon 0
Cũng là người dùng TikTok, nhiều hành khách tại Tân Sơn Nhất cho biết sẽ khó chịu và báo an ninh hàng không nếu gặp các trường hợp làm trò ở sân bay.
XEM THÊM BÀI VIẾT