6 dấu hiệu để tự kiểm tra chứng rối loạn lo âu
Những năm gần đây, các vấn đề sức khỏe tâm thần trở nên đáng lo ngại hơn ở nhóm người trẻ tuổi. Trong đó phổ biến nhất là chứng rối loạn lo âu.
Đại dịch COVID-19 đã dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực về kinh tế, xã hội và ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của dân số trên toàn thế giới. Cộng thêm những áp lực công việc và tiền bạc khiến người trẻ tuổi trở thành nạn nhân của chứng rối loạn lo âu.
Thực trạng chứng rối loạn lo âu hiện nay ở người trẻ
Theo 1 WHO công bố tháng 3/2022, trong năm đầu tiên của đại dịch COVID-19, tỷ lệ lo âu và trầm cảm trên toàn cầu đã tăng lên 25%. Trong đó, nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất và thanh niên và phụ nữ.
Còn Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết, dịch bệnh và tác động của nó khiến 63% người 18 - 24 tuổi lo âu hoặc trầm cảm. Có tới 25% trong số đó dùng chất kích thích nhiều hơn và khoảng 25% nghĩ đến việc tự tử.
Trong khi đó, trong thời gian đại dịch COVID-19, tần suất các triệu chứng trầm cảm ở Nhật Bản cao gấp 2 đến 9 lần so với trước đại dịch. Một khảo sát tại Anh trên 413.148, bao gồm cả 26.998 dương tính với COVID-19 cũng cho thấy 26,4% người tham gia đáp ứng các tiêu chí về lo âu lan tỏa và trầm cảm. Tương tự, 1 nghiên cứu của Ba Lan cho thấy 20% người dân có các triệu chứng rối loạn lo âu và gần 19% có các triệu chứng lo âu và trầm cảm.
Bác sĩ tâm thần nổi tiếng Đài Loan (Trung Quốc) Yang Congcai cũng cảnh báo rằng tỷ lệ người mắc rối loạn lo âu tổng quát ở nước này tăng tới 20% trong 1 cuộc phỏng vấn với trang ETToday gần đây.
Cách nhận biết chứng rối loạn lo âu
Thông tin chúng tôi có được về tác động của COVID-19 đối với sức khỏe tinh thần trên toàn cầu chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. “Đây là một lời cảnh tỉnh cho tất cả các quốc gia hãy quan tâm hơn đến sức khỏe tâm thần và làm tốt hơn nữa việc hỗ trợ sức khỏe tâm thần của người dân
Rối loạn lo âu là gì?
Rối loạn lo âu là một trong những bệnh lý tâm thần kinh phổ biến, nhất là với người trẻ tuổi, ngay cả khi chưa xuất hiện dịch bệnh COVID-19. Về mặt y học, nó biểu đạt chứng rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi cảm giác lo sợ lan tỏa, khó chịu mơ hồ kèm theo các triệu chứng thần kinh tự chủ khác.
Có sự khác biệt giữa lo âu trong đời sống bình thường và lo âu do bệnh lý. Đó là lo âu thông thường sẽ xảy ra khi có 1 sự kiện nào đó phù hợp với trạng thái cảm xúc lo âu và cảm giác này sẽ mất đi khi sự việc đã được giải quyết. Còn lo âu bệnh lý thì không xuất phát từ 1 nguyên nhân rõ ràng nào hoặc người bệnh biểu hiện quá mức. Triệu chứng thường gây khó chịu, căng thẳng kéo dài ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân.
Rối loạn lo âu bao gồm nhiều dạng như sau:
- Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD).
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD).
- Rối loạn hoảng loạn.
- Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD).
- Rối loạn lo âu xã hội.
- Rối loạn lo âu do thuốc.
- Rối loạn lo âu chia ly (separation anxiety disorder).
6 dấu hiệu của rối loạn lo âu
Chia sẻ với ETToday, bác sĩ tâm thần Yang Congcai cho biết, loại rối loạn lo âu người trẻ thường gặp do hậu dịch bệnh COVID-19 và áp lực công việc thường là rối loạn lo âu lan tỏa (GAD). Nó còn được gọi là rối loạn lo âu tổng quát.
Nó đặc trưng bởi lo âu mãn tính, lo lắng quá mức, dai dẳng, liên tục và khó kiểm soát. Từ đó cản trở các hoạt động hàng ngày, ngay cả khi có rất ít hoặc không có yếu tố tác động. Không kể đến ảnh hưởng của dịch bệnh thì rối loạn tâm thần này thường bắt đầu ở độ tuổi 20 - 30, tỷ lệ nữ mắc cao gấp đôi nam.
Bác sĩ Yang Congcai nhắc nhở, rối loạn lo âu lan tỏa có thể dễ dàng biến chứng thành rối loạn hệ thần kinh tự chủ, trầm cảm và mang đến nhiều tác hại nghiêm trọng khác. Vì vậy, hãy chú ý đến 6 dấu hiệu nhận biết sau đây:
- Tình trạng bồn chồn, căng thẳng, bực dọc thường xuyên.
- Dễ bị mệt.
- Khó tập trung hay đầu trống rỗng.
- Khó chịu, dễ bị kích thích.
- Căng cơ.
- Rối loạn giấc ngủ (khó vào giấc ngủ hay dễ thức giấc, ngủ vật vã). Ngoài ra các triệu chứng có thể bao gồm cảm giác buồn nôn và đau bụng mãn tính.
Nếu trong vòng 6 tháng, người lớn có từ 3 dấu hiệu trở lên, trẻ em chỉ cần có 1 thì hãy nhanh chóng nhờ tới sự trợ giúp của chuyên gia y tế. Lúc này, bạn sẽ được chỉ định điều trị bằng tâm lý trị liệu hoặc bằng thuốc, hoặc kết hợp cả 2 tùy theo đánh giá từ bác sĩ chuyên môn.
Để phòng ngừa rối loạn lo âu, hãy bắt đầu học cách sắp xếp giữa công việc, học tập, thư giãn phù hợp và nghỉ ngơi khoa học. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, hạn chế bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích. Bổ sung hợp lý các loại vitamin, khoáng chất, thực phẩm tăng cường miễn dịch và có lợi cho thần kinh, bồi bổ não bộ. Ngủ sớm và ngủ đủ giấc, nhất là vào ban đêm và tập thể dục 30 - 45 phút mỗi ngày.
Ngoài ra, thay vì chịu đựng 1 mình khi gặp lo âu, hãy tập chia sẻ và giải tỏa. Tìm cho mình những sở thích lành mạnh, môi trường sống hoặc làm việc tích cực hơn. Nên chia sẻ với người thân, bạn bè khi có các vấn đề căng thẳng stress, lo âu mất ngủ… hay tìm gặp các chuyên gia tâm lý để trị liệu kịp thời.
Nguồn và ảnh: ETToday, WHO, Health People