6 cạm bẫy "hút hết tiền bạc" dễ mắc ở tuổi 30

Chia sẻ Facebook
13/11/2022 16:24:17

Những cạm bẫy tài chính luôn tồn tại nhưng không phải ai cũng biết cách phòng tránh để giữ cho bản thân ổn định và an toàn.


Bước sang tuổi 30, thông thường mọi người đã có một công việc và nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, đây cũng là một cột mốc quan trọng của cuộc sống. Nhu cầu khiến bạn cần phải đưa ra những quyết định tài chính lớn, và dễ gặp sai lầm khiến số tiền kiếm được trong vài năm trước đó có thể mất hết.

Đây là những cạm bẫy mà rất nhiều người từng mắc phải, nếu nắm rõ bạn có thể tránh được:


Mua một chiếc xe mới

Chiếc xe hơi đắt đỏ có thể khiến bạn kiệt quệ tài chính. Ảnh: Internet

Xe hơi, nhà lầu là mong ước của gần như mọi người đàn ông trong độ tuổi đi làm. Nhưng hãy cân nhắc thật kĩ, nhất là khi mua xe hơi mới vì những lợi ích có thể chỉ bằng một nửa những tác hại.

Một khi bắt đầu lăn bánh, một chiếc ô tô sẽ mất tới gần 30% giá trị ban đầu chỉ trong vòng một năm, và mất tới 50% giá trị chỉ trong 3 năm tiếp theo. Dù mua xe đã lăn bánh hay mua xe mới hoàn toàn từ đại lí, thì những chi phí đi lại, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa cũng sẽ khiến bạn phải mất thêm một khoản tiền không nhỏ hàng tháng. Nếu công việc hiện tại không đủ sức đáp ứng những chi phí đó, chiếc ô tô đã trở thành một gánh nặng đáng kể khiến cuộc sống khó khăn hơn.


Duy trì những mối quan hệ tốn kém

Con người luôn có xu hướng tham gia các hoạt động mang tính tích cực và vui vẻ với người khác. Bất kể là ai cũng có nhu cầu được ở bên mọi người và đa dạng các mối quan hệ. Nhưng khi điều đó xảy ra quá mức cần thiết, nó sẽ trở thành một mối nguy cho ví tiền của bạn.

Việc không cân nhắc kĩ càng và không biết hạn chế chi tiêu cho những cuộc vui khiến tiền bạc trong ví thay nhau đội nón ra đi. Do đó, bạn cần đặt ra giới hạn bản thân khi chi tiêu cho các mối quan hệ, tránh ăn chơi sa đà để quản lí tiền bạc tốt hơn.

Hãy thử giới hạn chi tiêu chỉ ở mức 5% tổng thu nhập cho các cuộc vui này. Ví dụ, khi đi ăn với bạn bè hoặc gia đình, không nhất thiết phải chọn món đắt nhất. Bữa ăn vẫn sẽ rất ngon và ta vẫn có thể vui vẻ mà không phải tốn quá nhiều tiền.


Mua hoặc thuê một ngôi nhà đắt đỏ


Mua hay thuê nhà phù hợp với khả năng. Ảnh: Internet

Tuổi 30 là thời điểm nhiều người bắt đầu lên kế hoạch cho tương lai và nhìn nhận giá trị thực tế của một ngôi nhà. Chúng ta muốn một ngôi nhà đầy đủ công năng sử dụng, nằm ở vị trí thuận lợi để đi làm hay đi chơi, hay gần những dịch vụ công cộng thiết yếu nhất, như bệnh viện và trường học.

Tuy nhiên, một ngôi nhà với mức giá đắt đỏ vượt quá khả năng tài chính, có thể trở thành một gánh nặng rất lớn của bạn trong nhiều năm, thậm chí là hàng chục năm. Ngoài ra, chi quá nhiều cho một ngôi nhà cũng khiến những khoản tiết kiệm trở nên eo hẹp hơn, và sẽ rất nguy hiểm nếu có tình huống khó khăn đột xuất xảy ra.

Khi mua một ngôi nhà, hãy xem xét mọi yếu tố xung quanh nó và nghĩ đến phương án kết hợp hài hòa giữa địa điểm với giá cả. Ví dụ, một căn nhà xây trên khu vực mới được mở rộng của thành phố chắc chắn sẽ có giá thấp hơn một ngôi nhà xây trên các khu vực phát triển. Mặc dù vậy, theo thời gian, giá trị căn nhà của bạn vẫn có thể tăng lên khi thành phố ngày một phát triển.


Dùng thẻ tín dụng không có kế hoạch

Thẻ tín dụng là con dao hai lưỡi. Việc dùng thẻ tín dụng vô tội vạ sẽ mang lại một gánh nặng tài chính cực lớn, vì lãi xuất thẻ tín dụng rất cao, sẽ ngốn của bạn một khoản lớn.

Không thể phủ nhận sự tiện lợi vượt trội mà thẻ tín dụng mang lại, nhưng hãy luôn nhớ đặt chúng trong tầm kiểm soát, tránh để đến lúc hậu quả đã nặng nề.


Không đầu tư

Ngoài tiết kiệm, hãy nghĩ cách đầu tư từ sớm. Ảnh: Internet

Nhiều người tin rằng đầu tư chỉ dành cho những người giàu có, nhiều vốn. Tuy vậy, điều mà mọi người không hiểu là đầu tư không phải là một cuộc chạy đua nước rút, mà là một cuộc chạy đường trường.

Ngày nay, việc đầu tư dễ dàng đến mức ai cũng có thể tham gia chỉ với một chiếc điện thoại trên tay. Và ai đầu tư càng sớm và nhất quán, thì càng sớm có đủ điều kiện ổn định cuộc sống, thậm chí là nghỉ hưu sớm.

Bắt đầu đầu tư càng sớm thì càng có thể tích lũy được nhiều hơn. Công thức chung cũng rất đơn giản: chỉ cần lập ngân sách để chi tiêu không vượt quá thu nhập, trả hết mọi khoản nợ, và tiết kiệm cũng như đầu tư bất kỳ khoản tiền nào dư dả.

Tóm lại, những cái bẫy tiền bạc luôn chực chờ chúng ta ở độ tuổi 30, bởi vậy, hãy cố gắng giữ cho bản thân tỉnh táo để tránh sa vào đó, và những năm tháng sau đó sẽ ổn định và an nhàn hơn rất nhiều.

Chia sẻ Facebook