5 thủ phạm tàn phá gan nặng nề: Người Việt đủ cả 5 nhưng lại có 1 loại thực phẩm cứu gan

Chia sẻ Facebook
28/03/2022 23:24:42

Gan là một trong những cơ quan đặc biệt chịu trách nhiệm giải độc máu, chuyển hóa trong cơ thể. Nếu gan không hoạt động không bình thường có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng.

Gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hoá thức ăn. Khi gan có vấn đề biểu hiện tổn thương các dấu hiệu thường rất mờ nhạt dễ bị bỏ qua như: mệt mỏi, đầy hơi, chướng bụng, một số bệnh nhân có thể xuất hiện đau, sốt. Người mắc bệnh lý gan ở giai đoạn tiến triển sẽ xuất hiện thêm các dấu hiệu như: đi tiểu sẫm màu, đi ngoài phân bạc màu hoặc màu xanh...


PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Nguyên phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho hay, rất nhiều yếu tố trong cuộc sống có thể ảnh hưởng tới chức năng gan.


Thứ nhất: Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, ăn đồ ăn mốc có chứa Aflatoxin sẽ giải phóng ra các chất độc làm tổn thương tế bào gan. Việc ăn nhiều thịt, đồ ăn nhiều dầu mỡ, ăn đồ ăn ngọt, ăn ít rau xanh hoa quả tươi, ăn quá mặn… có thể gây lên tình trạng gan nhiễm mỡ.


Thứ hai: Thủ phạm khiến lá gan bị tổn thương đó là thói quen xấu như lạm dụng quá nhiều rượu bia gây ngộ độc tế bào gan, suy giảm chức năng gan.

Nghê là gia vị cực tốt cho gan, ảnh minh hoạ.


Thứ ba: Thói quen ăn uống kém vệ sinh, hay ăn đồ sống có nguy cơ cao nhiễm ký sinh trùng ảnh hưởng tới hoạt động của chức năng gan.


Thứ tư: Ở Việt Nam tỷ lệ người có viêm gan virus B và C trong dân số khá cao. Viêm gan virus nếu không được phát hiện và kiểm soát rất dễ tiến triển thành xơ gan và tiến tới ung thư gan.


Thứ 5 : Thói quen tự ý dùng thuốc kháng sinh, uống các loại thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ… Đây cũng là một trong những lý do khiến cho bệnh lý về gan ngày càng gia tăng.

Để bảo vệ tế bào gan vị chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên ăn đa dạng các nhóm thực phẩm (kết hợp nhiều loại thực phẩm). Nên ăn thực phẩm an toàn không nhiễm nấm mốc, không chất hóa học.

Ăn thực phẩm có chất chống ô xy hóa nhiều, trẻ hóa bộ phân cơ thể như rau sậm màu, các loại rau quả có màu sắc sặc sỡ (đỏ, tím, vàng…) các rau gia vị, quả nho… Các thực phẩm có chứa nhiều chất chống oxy giúp trẻ hoá tế bào cơ thể.

Đặc biệt nên dùng nghệ trong chế biến các thực phẩm rất tốt để bảo vệ gan.


Theo PGS Nguyễn Thị Lâm, củ nghệ là gia vị tạo nên màu sắc và hương vị đặc trưng cho nhiều món ăn ngon. Nghệ cũng là dược liệu quý đối với sức khoẻ con người, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng.

"Trong nghệ các chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp phục hồi tế bào gan bị tổn thương",

Để phòng tránh các bệnh lý gan mật theo chuyên gia dinh dưỡng cần phải ăn uống có tiết chế, cân bằng các nhóm dinh dưỡng; Hạn chế, ăn quá nhiều dầu mỡ, thực phẩm chiên đi chiên lại nhiều, đồ nướng… Không ăn thực phẩm khi nghi ngờ có nấm mốc. Loại bỏ các thói quen xấu như uống rượu bia, nước ngọt có ga…

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh ăn đa dạng thực phẩm, mỗi ngày nên ăn 15-20 thực phẩm.

Bên cạnh đó, cần tăng cường luyện tập thể dục thể thao để nâng cao đề kháng cho cơ thể.

Đối với người mắc viêm gan virus cần phải uống thuốc và đi khám định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đối với người bình thường 6 tháng nên đi khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện những vấn đề bất thường của chức năng gan.

Chia sẻ Facebook