5 thói quen trước khi ngủ của người sống thọ, trẻ lâu
Những thói quen tốt sẽ giúp sức khỏe tổng thể của cơ thể được nâng cao, cải thiện sức đề kháng và kéo dài tuổi thọ.
1. Đi bộ nhẹ nhàng
Tập thể dục sau bữa ăn tối giúp ích khá nhiều cho giấc ngủ, tuy nhiên, chất lượng giấc ngủ còn phải tuỳ thuộc vào cường độ tập luyện. Việc tập luyện quá sức khiến cho các dây thần kinh vận động bị hưng phấn, dễ làm giảm chất lượng giấc ngủ.
Trong khi đó, nếu lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, cụ thể là đi bộ, mang lợi nhiều cho sức khoẻ. Vì cường độ tập luyện không nặng, vừa thư giãn đầu óc, vừa giúp tiêu hao khối lượng thức ăn trong bữa tối, đi bộ là bộ môn thể thao phù hợp với cả người cao tuổi và người trẻ. Hoạt động này cho phép mọi bộ phận cơ thể được vận động, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
2. Không ăn quá no
Ăn quá no sẽ khiến dạ dày căng phồng, dịch tiêu hoá tiết ra không đủ, thức ăn chưa được tiêu hoá hết đã bị bài tiết ra ngoài, còn thức ăn đọng lại trong đại tràng sẽ lên men, sinh ra chất độc, gây cản trở tiêu hoá. Nếu ăn quá no, không chỉ hệ tiêu hoá bị tác động tiêu cực, có khả năng mắc ung thư mà giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng. Vì thế, chỉ nên ăn 7 phần bữa tối, không nên ăn quá no để tránh hậu hoạ sau này.
3. Không xem điện thoại
Nhiều người mắc thói quen xấu phải lướt điện thoại trước khi ngủ, từ đó hình thành thói quen ngủ muộn, thức khuya. Sau một ngày dài làm việc căng thẳng, cơ thể không được nghỉ ngơi đúng giờ, tổn thương thị lực, về lâu dài thậm chí còn ảnh hưởng đến gan. Bạn nên giữ thói quen ngủ 8 tiếng/ngày để đảm bảo sức khoẻ cũng như có lợi cho tuổi thọ.
4. Ngâm chân
Bàn chân là nơi hội tụ các kinh mạch của cơ thể con người, có hơn 60 huyệt đạo liên quan mật thiết đến các nội tạng của cơ thể. Ngâm chân trước khi ngủ trong nước có nhiệt độ vừa phải, xoa bóp các ngón chân và lòng bàn chân ngoài sẽ giúp quá trình lưu thông khí và huyết được thúc đẩy, an thần, cơ thể thư giãn và dễ ngủ hơn.
5. Uống nửa cốc nước ấm
Đối với những người bị máu đặc và các bệnh tim mạch, mạch máu não, uống nước trước khi đi ngủ khá cần thiết. Bên cạnh đó, khi con người bước vào giấc ngủ tức là cơ thể bước vào giai đoạn sửa chữa, cần nhiều nước hơn để thực hiện chuyển hóa. Uống nước trước khi ngủ sẽ tránh được việc miệng bị khô khi thức dậy vào sáng hôm sau cũng như giúp tránh mất quá nhiều nước trong khi đi ngủ, giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động trơn tru và khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều nước mà chỉ nên uống 100 ml nước ấm để bổ sung độ ẩm cho tế bào.