5 thói quen khi ngủ sẽ khiến bạn trở nên xấu xí, không muốn nhan sắc ngày càng thụt lùi thì nên nhanh chóng thay đổi
Ngoại hình của mỗi người không chỉ được quyết định bởi yếu tố di truyền, ăn uống hay tập luyện mà cả những thói quen hàng ngày, chẳng hạn như trong lúc ngủ cũng có tác động không nhỏ.
Đối với nhiều người, lúc thư giãn nhất trong ngày có lẽ là khi ngủ. Mỗi ngày, đặc biệt là vào các ngày trong tuần, sau khi hoàn thành những nhiệm vụ được giao, chỉ cần ngả lưng, lăn lộn vài vòng trên chiếc giường ấm áp rồi chìm vào giấc ngủ là mọi mệt mỏi đều tan biến. Và nếu may mắn, bạn thậm chí có thể được "lang thang" trong những giấc mơ kỳ diệu.
Dù vậy, chúng ta vẫn cần chú ý đến những thói quen khi ngủ của mình vì đôi khi chúng chính là tác nhân vô tình khiến bạn trở thành "vịt con xấu xí". Dưới đây là 5 thói quen khi ngủ mà có thể nhiều người mắc phải đang làm bạn trở nên xấu xí đi từng ngày.
1. Bật đèn khi ngủ có thể khiến bạn tăng cân
Các nhà khoa học của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) đã theo dõi 43.722 phụ nữ khỏe mạnh tuổi từ 35 đến 74 ở nước này và Puerto Rico trong 5, 7 năm và phát hiện ra rằng những phụ nữ ngủ với đèn hoặc TV bật sáng có nguy cơ tăng cân cao hơn 17% so với những phụ nữ ngủ trong bóng tối. Bên cạnh đó, nguy cơ béo phì và thừa cân đột ngột của nhóm này (ngủ dưới ánh sáng) cao hơn 22% và 33%.
Để xác minh thêm kết luận này, các nhà nghiên cứu đã điều chỉnh chế độ ăn uống, thời gian ngủ, chất lượng giấc ngủ, thói quen tập thể dục và các yếu tố khác của những người tham gia thử nghiệm. Và, bất kể cân nặng ban đầu của phụ nữ là bao nhiêu, nguy cơ tăng cân sẽ tăng lên nếu họ ngủ với nguồn sáng nhân tạo.
Đây không phải nghiên cứu duy nhất, trước đây, các nhóm nghiên cứu của Nhật Bản và Anh đã lần lượt thực hiện các nghiên cứu tương tự, và kết quả cũng cho thấy những người tiếp xúc với nguồn sáng nhân tạo vào ban đêm có nguy cơ béo phì cao hơn đáng kể.
Sự hiện diện của ánh sáng thực sự có hại cho giấc ngủ, vì ánh sáng có thể làm gián đoạn quá trình ngủ, do đó làm giảm thời gian và chất lượng ngủ. Nếu chất lượng giấc ngủ thường xuyên kém thì việc bài tiết leptin trong cơ thể cũng giảm đi khiến người bệnh cảm thấy đói hơn và đặc biệt là muốn ăn những thức ăn có hàm lượng calo cao nên cân nặng có thể tăng lên.
Ngoài ra, ánh sáng còn làm giảm quá trình tiết melatonin trong cơ thể. Trên thực tế, vai trò chính của melatonin không phải là thúc đẩy giấc ngủ, mà là điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể, tức là "đồng hồ sinh học". Sự tiết melatonin giảm, đồng hồ sinh học bị rối loạn, chất lượng giấc ngủ giảm, đồng thời hàm lượng các hormone khác cũng dao động, lâu ngày sẽ đi vào một vòng luẩn quẩn.
2. Mở miệng khi ngủ
Ngủ há miệng trong thời gian dài có thể ảnh hưởng trực quan nhất đến cơ thể con người là làm thay đổi khuôn mặt, trường hợp nặng sẽ gây biến dạng phát triển trên khuôn mặt.
Trong trường hợp bình thường, mũi là cơ quan chính chịu trách nhiệm về hô hấp của con người, khi thở bằng mũi, môi khép lại, răng khép nhẹ và lưỡi tự nhiên áp vào hàm trên. Một tác động nhỏ của lưỡi cũng là một lực quan trọng đối với sự phát triển của khuôn mặt con người và sự sắp xếp của răng. Nếu bạn há miệng để thở mà lưỡi không thể ở đúng vị trí thì có thể gây ra tình trạng răng vẩu, hàm dưới bị co rút... và cũng có thể gây khó chịu cho đường hô hấp cùng một loạt các phản ứng dây chuyền.
Lông mũi có thể lọc bỏ các hạt mịn trong không khí, đường mũi ẩm có tác dụng sưởi ấm và tạo ẩm. Các cơ quan của con người tự thực hiện nhiệm vụ của mình. Vai trò của miệng trong quá trình thở của con người kém chuyên nghiệp hơn nhiều so với mũi.
Vi trùng và các phần tử trong không khí có ít rào cản hơn, sẽ được hít trực tiếp từ miệng đến cổ họng, hoặc thậm chí trực tiếp vào phổi, và có thể gây ra các bệnh về miệng và hô hấp. Ngoài ra, khi ngủ há miệng trong thời gian dài sẽ đẩy nhanh quá trình mất nước trong cơ thể, đồng thời có thể gây tổn thương nướu, niêm mạc, thậm chí là đường hô hấp do không khí bị kích thích trực tiếp.
3. Ngủ gối đầu lên tay
Cho dù là ngủ trên giường vào ban đêm, hay đơn giản là chợp mắt trên bàn khi mệt mỏi thì việc đặt tay dưới đầu cũng là một thói quen xấu, không chỉ ảnh hưởng đến lưu thông máu mà còn dễ gây tê mỏi và đau nhức các chi trên, tăng áp lực, dẫn đến trào ngược thực quản, ảnh hưởng đến tiêu hóa.
Bạn cần thứ gì đó để ngủ, nhưng đừng dùng tay làm gối.
4. Luôn ngủ nghiêng người
Nói chung, bạn nên ngủ nghiêng về bên phải. Ở trạng thái này, chân tay cong tự nhiên, tim không bị đè nén ở vị trí cao, đồng thời có lợi cho việc duy trì đường cong sinh lý bình thường của cột sống, giảm áp lực lên lưng và cổ, giảm chứng ngưng thở khi ngủ.
Nhưng nó cũng có những mặt hạn chế. Một mặt, nằm nghiêng khi ngủ có thể gây ra nếp nhăn. Nếp nhăn khi ngủ xảy ra do da mặt tiếp xúc trực tiếp với gối và bị ép khi nằm nghiêng khiến da mặt bị biến dạng. Mặt khác, người ngủ nghiêng cần chọn gối phù hợp, nếu không sẽ làm tăng áp lực lên cột sống.
Vì vậy, bạn nên thay đổi tư thế khi nằm ngủ, đừng chỉ nằm mãi ở 1 tư thế.
5. Thức khuya
Khi nói đến giấc ngủ, chúng ta phải đề cập đến một chủ đề phổ biến - thức khuya. Hầu hết mọi người, chỉ vào ban đêm họ mới thực sự tập trung được, nhưng điều đó không đáng để bạn phải đánh đổi.
Trước tiên, thức khuya có thể gây ra những tổn thương đối với hệ thống sinh sản, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não, đồng thời dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ và phản xạ kém.
Không những thế, mắt thường cũng có nhiều thay đổi nếu bạn thức khuya thường xuyên: làn da tuy không hoàn hảo nhưng mịn màng và đàn hồi, sau khi thức khuya nhiều thì sần sùi dần và nổi mụn...
Nguồn và ảnh: QQ, Healthline