5 lí do bạn vẫn cần viết thư xin việc

Chia sẻ Facebook
26/09/2022 13:03:35

Trên thực tế, với bản CV thì nhà tuyển dụng đã nắm được các thông tin chi tiết về ứng viên. Tuy nhiên, trong hồ sơ không thể thiếu thư xin việc vì đây chính là văn bản truyền đi thông điệp rằng bạn chính thức xin ứng tuyển vào công ty. Thiếu đi thư xin việc thì hồ sơ của bạn được xem là không đầy đủ. 


5 lí do sau đây sẽ lí giải tại sao bạn vẫn cần viết thư xin việc dù nó không được yêu trong tin đăng tuyển dụng Đồng Nai mới nhất hay nhiều địa phương khác.

Thư xin việc chính là cầu nối đầu tiên của nhà tuyển dụng với ứng viên

Thư xin việc được xem là một văn bản thể hiện nét riêng của ứng viên thông qua nội dung viết, cách trình bày… Qua thư xin việc người viết bộc lộ được dấu ấn cá nhân của mình để không bị lẫn lộn hay mờ nhạt so với các ứng viên khác. Nó giúp cho nhà tuyển dụng ấn tượng hơn, hình dung rõ ràng hơn về bạn với những điểm tốt, điểm thú vị, thôi thúc họ tìm hiểu sâu về bạn mà cụ thể là qua CV.

Thông thường thư xin việc gồm: phần mở đầu là tiêu đề, nơi nhận; Phần nội dung gồm: giới thiệu ngắn gọn về học vấn, chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm và ưu điểm nổi bật của bản thân chứng tỏ phù hợp nhất với vị trí công việc ứng tuyển; Phần cuối thư sẽ là lời cảm ơn và bày tỏ nguyện vọng nhận được cuộc hẹn phỏng vấn từ nhà tuyển dụng.

Một bức thư xin việc chỉn chu và khéo léo sẽ giúp nhà tuyển dụng có hứng thú với hồ sơ xin việc của bạn hơn.

Thư xin việc là lời bày tỏ mong muốn ứng tuyển của ứng viên

Chỉ với CV, nhà tuyển dụng đã có đầy đủ thông tin cần thiết về ứng viên như học vấn, chuyên môn, kinh nghiệm, mục tiêu… Tuy nhiên, CV không viết rõ nguyện vọng ứng tuyển và vào vị trí nào ở doanh nghiệp.

Với một số nhà tuyển dụng, thư xin việc có thể chỉ yêu cầu viết theo một văn bản soạn thảo theo mẫu khá đơn giản, thường gọi là đơn xin việc. Tuy nhiên, tại rất nhiều doanh nghiệp, thư xin việc được hiểu là ứng viên tự viết theo khả năng và cảm nhận của từng người, là “sản phẩm” mang dấu ấn cá nhân người đó, không theo một mẫu có sẵn nào cả.

Dù là hình thức nào thì mục đích của thư xin việc chính là bày tỏ nguyện vọng ứng tuyển vào công ty cũng như muốn có cơ hội tham dự buổi phỏng vấn.

Thư xin việc chứng minh được ứng viên có nắm được thông tin trong mô tả công việc hay không


Trước khi viết thư xin việc , nếu muốn tạo được sự thuyết phục thì ứng viên cần tìm hiểu kỹ đặc thù công việc và những yêu cầu có trong tin đăng tuyển, sau đó sẽ viết về ưu thế của bản thân dựa trên yêu cầu đề ra. Như vậy bạn đã cho thấy sự liên quan và tương đồng, chứng tỏ được bạn chính là ứng viên phù hợp.

Nếu một bức thư xin việc viết về bản thân với các tiêu chí phù hợp với yêu cầu đề ra thì chắc chắn là ứng viên đã nắm được thông tin trong bảng tuyển dụng. Như vậy nhà tuyển dụng hiểu rằng bạn đã hiểu rõ các tiêu chí tuyển dụng cũng như tính chất công việc.


Thể hiện được kỹ năng viết của ứng viên

Thư xin việc tuy chỉ là một văn bản thường ngắn gọn trong khoảng chưa đầy một trang A4 nhưng thể hiện được nhiều thông điệp đáng giá. Thứ nhất về nội dung, người viết cần thể hiện được một số ưu thế của bản thân ngầm chứng minh được mình chính là ứng viên tiềm năng.

Thứ hai, qua thư xin việc, nhà tuyển dụng đánh giá được cách hành văn và phần nào tính cách của bạn. Một bức thư ghi điểm tốt sẽ viết ngắn gọn nhưng biết chắt lọc thông tin giá trị, đúng chính tả, ngôn từ súc tích và giọng văn thể hiện được sự chân thành, nhiệt huyết… Ngược lại, người cẩu thả bất cẩn thì sẽ để thư xin việc vấp phải một số lỗi hoặc cách hành văn rườm rà, thiếu trọng tâm…

Viết lời cảm ơn và mong muốn nhận được cuộc hẹn phỏng vấn

Thông thường, cuối thư xin việc sẽ có lời cảm ơn và thể hiện sự mong chờ lời hồi đáp của nhà tuyển dụng. Những nội dung này không có trong CV. Do đó thư xin việc còn chính là “trợ thủ” đắc lực nhất của hồ sơ xin việc giúp ứng viên bày tỏ được sự chân thành và đồng thời gợi mở về sự mong đợi một cuộc phỏng vấn.


Thư xin việc đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong hồ sơ xin việc. Tùy theo mỗi đơn vị sẽ có các kiểu thư xin việc khác nhau (theo mẫu hoặc viết tự do) nhưng đây chính là bước mở đầu tiếp thị bản thân đến nhà tuyển dụng, tạo ấn tượng và gợi mở họ xem xét CV của bạn. Nếu thực sự coi trọng cơ hội công việc này, bạn nhất thiết cần có kỹ năng viết thư xin việc chỉn chu và bộc lộ được ưu thế nhất. Cùng với CV, thư xin việc sẽ là yếu tố giúp bạn ghi điểm và tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng mà bạn yêu thích.


Đặng Hảo

Chia sẻ Facebook