5 công cụ cần thiết để làm việc từ xa
Làm việc từ xa ngày một phổ biến, song không phải ai cũng chọn được công cụ cần thiết cho mình.
1. Phần mềm email
Email là hình thức liên lạc được ưa chuộng trong hai thập kỷ qua. Nếu muốn kết nối với mọi người hoặc gửi tài liệu, email là thứ bắt buộc. Nếu như phải trả phí roaming để dùng số điện thoại khi ở nước ngoài, email lại miễn phí và có mặt ở bất kỳ đâu, miễn là có Internet. Ngoài ra, không cần phải thay đổi địa chỉ email khi bạn đến nơi khác.
Dù vậy, tại sao phải dùng phần mềm email thay vì đăng nhập trên trình duyệt? Đó là vì sử dụng phần mềm email như Microsoft Outlook hay Gmail sẽ giúp bạn luôn cập nhật các email mới nhất. Nó cũng được tối ưu để tìm kiếm, lưu trữ email.
2. Chương trình xử lý văn bản
Không một ngành nào không cần đến văn bản, kể cả khi chủ yếu bạn giao tiếp bằng lời nói. Bạn luôn cần phải ghi chép gì đó, không lúc này thì lúc khác. Nếu ghi lại ý tưởng bằng ứng dụng email, bạn không truy cập được các công cụ hữu ích như kiểm tra chính tả, bố cục, chỉnh sửa dễ dàng. Chẳng hạn, nếu muốn thay đổi một đoạn ghi chú, bạn phải sao chép đoạn đó từ email gốc sang một email mới rồi thay đổi.
Các chương trình như Microsoft Word, Apple Pages cung cấp hàng loạt công cụ để ghi chép, chỉnh sửa, thiết kế. Khả năng thiết kế bố cục vô cùng hữu ích khi gửi các tài liệu đặc biệt như thư xin việc hay hồ sơ xin việc.
3. Trình đọc PDF
Một trình đọc PDF như Adobe Acrobat hay Sumatra PDF sẽ giúp bạn đọc được các tập tin lưu dưới dạng PDF. Nhiều tài liệu dùng định dạng PDF để giữ nguyên bố cục gốc. Ví dụ, các hợp đồng hay báo cáo tài chính thường được gửi dưới dạng này.
4. Trình duyệt web
Bạn phải có trình duyệt web, dù là Google Chrome hay Firefox, trên các thiết bị để làm được việc. Có vô số lý do giải thích vì sao cần trình duyệt. Trong đó, có ba lý do nổi bật: Bạn cần nó để nghiên cứu hay Google một thứ gì đó không hiểu; truy cập các tài nguyên đặc biệt trên website; truy cập nhiều nguồn đa phương tiện.
5. Bộ nhớ đám mây
“Không bỏ trứng vào một rổ” là lời khuyên nổi tiếng và đúng cả trong thời đại kỹ thuật số. Một số người có thói quen chỉ lưu tập tin trên laptop hay máy tính bảng, song bạn nên dùng thêm cả dịch vụ lưu trữ đám mây như Microsoft OneDrive hay Google Drive.
Nếu thiết bị của bạn bị hỏng, bạn sẽ đánh mất mọi thứ lưu trên đó. Lưu trữ đám mây giúp bạn truy cập công việc mọi lúc, mọi nơi. Trên hành trình trở thành một “công dân số”, đây là dịch vụ không thể thiếu vì tính linh hoạt của nó.
Du Lam (Theo MUO)
Gửi bình luận
Bài viết cùng chuyên mục
Dồn ép thị trường xách tay, Apple đạt tăng trưởng mạnh tại Việt Nam
icon 0
Thị phần của Apple trên thị trường smartphone tại Việt Nam liên tục tăng trưởng, trong bối cảnh không khí tại các cửa hàng xách tay khá đìu hiu.
Lại xuất hiện website giả mạo trang thông tin điện tử Giấy phép lái xe
icon 0
Bộ Giao thông vận tải vừa đề nghị các Bộ: TT&TT, Công an hỗ trợ ngăn chặn và xử lý các website tên miền tcgplxgov.vn giả mạo trang thông tin điện tử giấy phép lái xe do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý.
Google giải thích về việc trả tiền cho cơ quan báo chí
icon 0
Phía Google khẳng định có trả tiền cho nội dung của các nhà xuất bản thông qua quảng cáo, lượt xem và một số hợp tác với các đơn vị riêng lẻ.
Viettel, FPT, MobiFone, Bkav, CMC được cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử
icon 0
Cục Thương mại điện tử, Bộ Công Thương vừa trao giấy xác nhận đăng ký cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử cho 5 doanh nghiệp đầu tiên gồm: Viettel Telecom, FPT IS, Bkav, MobiFone và CMC TS.
‘Nữ tướng’ Google từng muốn đầu quân cho Elon Musk icon 0
Một cuốn sách mới tiết lộ Susan Wojcicki, cánh tay phải của hai nhà sáng lập Google, từng muốn về Tesla và trở thành nhân vật quyền lực chỉ sau Elon Musk.
CEO lừa đảo 2 tỷ USD tiền số bị bắt icon 0
Sau hơn một năm bỏ trốn, Faruk Fatih Ozer, CEO của sàn tiền mã hóa Thodex đã bị chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ bắt ở Albania khi chuẩn bị xuất cảnh.
Xây dựng hạ tầng số với hệ sinh thái cloud mở cùng FPT Smart Cloud
icon 0
Sau hơn 30 năm, phần mềm nguồn mở đã hiện diện ở mọi nơi, có trong hầu hết ứng dụng thương mại. Tại Việt Nam, nhiều ứng dụng dựa trên nguồn mở đã được ra đời và đưa vào ứng dụng thực tiễn trên phạm vi toàn quốc.
XEM THÊM BÀI VIẾT