5 bệnh da 'ăn theo' nước ngập
Sau mưa ngập có thể phát sinh nhiều yếu tố nguy cơ gây nhiều bệnh, đặc biệt người dân sống trong vùng ngập lụt rất dễ mắc các bệnh ngoài da.
5 bệnh da “ăn theo” nước ngập
Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thảo Nhi – Bệnh viện Da liễu Trung ương, thời tiết mưa ngập thường xuyên khiến môi trường, ẩm ướt, môi trường sống thường xuyên bị ngập úng tạo điều kiện cho các loài kí sinh trùng, vi khuẩn có cơ hội sinh sôi và hoạt động mạnh. Khi bị xâm nhập làn da rất dễ bị tổn thương, viêm nhiễm dẫn tới các bệnh da liễu.
Bác sĩ da liễu khuyến cáo 5 bệnh sau có thể “ăn theo” vào mùa mưa, ngập nước.
Thứ nhất, viêm nang lông
Viêm nang lông có thể gây ra do vi khuẩn hoặc vi nấm. Khi nang lông bị viêm, chúng sẽ trở nên sưng đỏ, và có thể tạo mụn mủ. Viêm nang lông thường xảy ra ở những vùng da tiết mồ hôi nhiều hoặc ẩm ướt trên cơ thể như cánh tay, lưng, ngực, đùi…
Thứ hai, bệnh ghẻ
Đây là một bệnh da gây ra bởi một loại ký sinh trùng Sarcoptes scabie (hay còn gọi là cái ghẻ). Bệnh ghẻ biểu hiện trên da với các nốt đỏ, mụn nước ở các vùng da non và ngứa rất nhiều về ban đêm.
Sự dao động thất thường của nhiệt độ và độ ẩm trong mùa mưa chính là điều kiện thuận lợi cho cái ghẻ sinh sôi và phát triển. Bệnh ghẻ có tính lây nhiễm cao, nên nhiều người trong cùng gia đình có thể bị bệnh. Bệnh gây ngứa rất nhiều, nên ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hằng ngày.
Thứ ba, viêm da tiếp xúc
Đây là bệnh da không lây, đặc trưng với tình trạng da viêm đỏ, có thể xuất hiện các mụn nước, ngứa nhiều. Bệnh gây ra do da tiếp xúc với nước mưa có chứa một số hóa chất, khí độc, vi sinh… gây kích ứng da.
Thứ tư, nấm da
Tình trạng da hay bị ẩm ướt vào mùa mưa là điều kiện thuận lợi để vi nấm phát triển. Các vị trí thường hay bị nhiễm nấm trong mùa mưa như nấm kẽ ngón chân, nấm bẹn, nấm thân mình…
Nấm kẽ chân là tình trạng nhiễm nấm ở da vùng kẽ các ngón chân, thường gặp ở kẽ ngón 4,5. Lớp sừng của da chứa nhiều keratin, đây là nguồn dinh dưỡng ưa thích của vi nấm sợi tơ. Vi nấm sợi tơ sẽ xâm nhập và gây viêm trong lớp sừng của da. Khi vào mùa mưa, một số người để chân ẩm ướt, vệ sinh kém dễ mắc phải tình trạng này.
Nấm bẹn cũng là tình trạng nhiễm nấm ở da vùng bẹn, làm xuất hiện các mảng da đỏ, ngứa, tróc vảy, diễn tiến lan rộng từ từ. Một số người khi thấy xuất hiện các triệu chứng này thì khá lo lắng và mua một số thuốc thoa có chứa corticoid để thoa.
Việc thoa các thuốc này càng làm cho tình trạng da trở nên nặng hơn. Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa vì quần áo dễ ẩm ướt, khiến vùng bẹn vốn kém thông thoáng trở nên nóng ẩm hơn, là môi trường thuận lợi cho vi nấm phát triển.
Thứ năm, nhiễm trùng da do vi khuẩn
Biểu hiện của nhiễm trùng da là da sưng nóng, đỏ, đau, chảy nước, có thể có mủ, loét da. Vết thương có thể đóng mài vàng hoặc nâu, viêm xung quanh.
Điều kiện vệ sinh kém, lao động dọn dẹp sau lũ dễ bị tổn thương da tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
Theo BS Thảo Nhi trong các bệnh da mùa mưa kể trên, một số bệnh có thể tự khỏi nếu được chăm sóc, vệ sinh tốt. Tuy nhiên đa số các trường hợp cần được điều trị với thuốc uống và thuốc bôi phù hợp để khỏi bệnh hoàn toàn cũng như phòng lây lan.
Theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC):
Vệ sinh môi trường sống, đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch.
Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các nguồn nước bẩn, các nguồn nước tù đọng lâu ngày.
Mang các dụng cụ bảo hộ nếu bạn phải đi vùng vùng nước ngập.
Tránh tiếp xúc với nước lũ nếu bạn có vết thương hở.
Rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước sạch.
Làm sạch và băng kín vết thương bằng băng chống thấm nước để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Nếu vết thương bị mẩn đỏ, sưng tấy hoặc chảy dịch, nên đến khám tại cơ sở y tế gần nhất để được điều trị bệnh.
Vì vậy, trong những ngày mưa này, nếu có các vấn đề bất thường về da, hãy đến các bệnh viện có chuyên khoa da liễu để được điều trị.
Khánh Chi
Tin Cùng Chuyên Mục
Bé 28 tháng tuổi đứt gân, dập xương vì cửa tự động
icon 0
Thời gian gần đây cửa tự động, cửa cuốn đã được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng vì tính thẩm mỹ, tiện lợi. Tuy nhiên, cửa tự động tiềm ẩn mối nguy hiểm khôn lường đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Nhét ngón tay vào mồm cứu người đàn ông co giật có đúng cách?
icon 0
Hình ảnh một chiến sĩ cảnh vệ tại Hà Nội chấp nhận bị cắn vào tay để cứu một người đàn ông lên cơn co giật được chia sẻ nhiều trên mạng kèm theo nhiều lời khen ngợi.
Nữ bệnh nhân vỡ mạch máu não khi đang hát karaoke
icon 0
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ phẫu thuật cứu sống thành công một trường hợp bệnh nhân vỡ mạch máu não khi đang hát karaoke bỗng đau đầu dữ dội.
Kinh hoàng 100 con rận mu làm tổ trên mi mắt người đàn ông
icon 0
Ngứa mắt nhiều điều trị nhưng không khỏi, đi khám chuyên khoa được soi mắt dưới kính hiển vi, bệnh nhân “ngã ngồi” khi có hàng trăm ký sinh trùng rận mu cư ngụ.
Dấu hiệu cảnh báo tế bào gan đang chết nhiều
icon 0
Tăng men gan là tình trạng cảnh báo tế bào gan đang bị huỷ hoại quá nhiều, tăng men gan cũng cảnh báo thêm các bệnh lý khác về tim, xương.
Loại quả đang vào vụ khiến nhiều người mê mẩn nhưng phải cảnh giác khi làm điều này
icon 0
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, trẻ ăn nhiều vải khi đói không tốt. Do đó, trẻ em chỉ nên ăn khoảng 100g mỗi ngày và đặc biệt không ăn khi đói.
XEM THÊM BÀI VIẾT