5 bất thường sau khi uống nước cho thấy bạn có rất nhiều bệnh tật trong người, thậm chí là ung thư

Chia sẻ Facebook
30/04/2022 15:16:52

Uống nước là hành động cần thiết và diễn ra hằng ngày. Tuy nhiên, đằng sau nó cũng tiềm ẩn nhiều dấu hiệu cảnh báo bệnh tật nguy hiểm nhưng ít người biết.

Chúng ta thường được khuyên rằng uống nhiều nước rất tốt cho sức khỏe. Nhưng lại ít được nhắc nhở rằng nên kiểm tra cơ thể thông qua hành động này. Trong khi có rất nhiều dấu hiệu sau khi uống nước có thể cảnh báo bệnh tật. Phổ biến nhất là 5 bất thường dễ bị bỏ qua sau đây:

1. Phù nề

Phù nề sau khi uống nước là tình trạng phổ biến đối với người có chức năng thận kém, mắc bệnh về thận, bao gồm cả ung thư.

Thông thường, sau khi nước vào cơ thể con người, nó sẽ được đào thải ra ngoài qua quá trình chuyển hóa ở thận. Nhưng nếu thận gặp vấn đề thì nước không được chuyển hóa kịp thời, dẫn đến tình trạng phù nề. Giai đoạn đầu thường xuất hiện phù mi mắt và chi dưới, bệnh nặng dần sẽ gây ra phù nề toàn thân.

Ngoài ra, phù nề sau khi uống nhiều nước cũng có thể là dấu hiệu của người có huyết khối, mắc bệnh về mạch máu, mỡ máu, lưu thông máu kém. Lúc này, lượng nước trong máu tăng cao, chuyển hóa chậm khiến cơ thể có hiện tượng giữ nước nghiêm trọng, y học gọi là phù thũng.

2. Khó chịu, tức bụng

Uống nhiều nước có thể khiến tình trạng trướng bụng diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng sẽ thuyên giảm ngay sau khi đi tiểu. Tuy nhiên, nếu ngay cả khi uống không quá nhiều mà vẫn tức bụng, khó chịu hoặc tiểu xong vẫn không thấy đỡ thì tốt nhất là nên đi khám. Bởi vì khả năng cao bạn đã gặp vấn đề với chức năng gan, thận hoặc dạ dày.

Đặc biệt, nếu cảm giác trướng bụng đi kèm với tiêu chảy sau khi uống quá nhiều nước 1 lần thì rất có thể các bộ phận này đã có khối u.

3. Không thể đi tiểu

Y học gọi gọi tình trạng này là thiểu niệu và vô niệu, tức là uống nhiều nước nhưng cơ thể không tiểu được bình thường.

Nếu bạn uống nhiều nước nhưng không cảm thấy buồn tiểu hoặc tiểu rất ít so với lượng uống vào thì cơ thể đã gặp vấn đề. Phổ biến nhất là mắc suy thận cấp, viêm thận, viêm ống thận, hội chứng thận hư hoặc rối loạn chức năng hệ tiết niệu.

4. Khô miệng

Nếu vừa uống nước xong hay uống đủ nước mỗi ngày nhưng vẫn cảm thấy khô miệng thì tức là trong người có bệnh. Lâm sàng chỉ ra đây là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường hoặc người mắc hội chứng Sjogren.

Ảnh minh họa

Hội chứng Sjogren là 1 bệnh viêm tự miễn hệ thống mạn tính, không rõ nguyên nhân. Bệnh được đặc trưng bởi triệu chứng khô miệng, mắt, và các màng nhầy khác do thâm nhiễm lympho của tuyến ngoại tiết và giảm chức năng tuyến. Bệnh gây ảnh hưởng đến các tuyến ngoại tiết khác hoặc các cơ quan khác.

Theo trang web y tế về bệnh tiểu đường của Anh (Diabetes.co.uk), bệnh nhân tiểu đường dễ bị khô miệng hơn, ngay cả khi uống rất nhiều nước hay vừa uống nước xong. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu cao kéo dài có thể làm chậm quá trình sản xuất nước bọt. Khô miệng sau đó có thể dẫn đến một số tình trạng khác, như viêm nướu và tưa miệng.

5. Đi tiểu ngay lập tức, tiểu nhiều lần

Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng này là suy giảm chức năng thận hoặc các bệnh nghiêm trọng khác về thận như viêm thận, thận hư, khối u phát triển… Bởi vì nó là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong chuyển hóa nước và sản xuất nước tiểu trong cơ thể.

Ảnh minh họa

Nếu bạn chỉ tăng số lần đi tiểu và lượng nước tiểu không nhiều thì cần cảnh giác với tình trạng viêm nhiễm hệ tiết niệu, sỏi hệ tiết niệu. Các bệnh lý tuyến tiền liệt bao gồm: phì đại tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt cũng là nguyên nhân đáng lưu ý. Vì chúng làm tăng kích thước tuyến tiền liệt và chèn ép lên bàng quang, niệu đạo của nam giới khiến nam giới uống nước nhiều đi tiểu nhanh, nhanh mắc tiểu, 30 phút đi tiểu một lần, đi tiểu nhiều lần, tiểu đêm…

Còn nếu vừa uống nước xong đã buồn tiểu hoặc tiểu gấp, ngay cả khi không uống quá nhiều thì khả năng cao liên quan đến bệnh giãn cơ vòng bàng quang. Đái tháo đường hoặc đái tháo nhạt cũng là những bệnh dễ gây buồn tiểu nhanh, tiểu nhiều lần. Nên tốt nhất là sớm đi thăm khám để phát hiện và điều trị kịp thời.


Nguồn và ảnh: QQ, Doctor Family, Sohu


Theo Khuê Lăng

Pháp luật & bạn đọc

Chia sẻ Facebook