5 bài tập giúp loại bỏ căng thẳng tức thì
Đây là những giải pháp tạm thời nhanh và đơn giản giúp bạn giảm thiểu sự lo lắng và căng thẳng.
Phương pháp cổ của Nhật Bản
Theo phương pháp này, 5 ngón tay thể hiện những xúc giác khác nhau. Cụ thể: Ngón tay cái giúp giảm lo lắng, căng thẳng; Ngón trỏ đại diện cho nỗi sợ; Ngón giữa là cáu giận; Ngón áp út là phiền muộn và Ngón út là lòng tự trọng.
Như vậy, bước đầu tiên để giảm căng thẳng là nắm chặt lấy từng ngón tay của bàn tay đối diện, bắt đầu với ngóng cái và lặp lại với các ngón tay khác. Hãy giữ mỗi ngón tay trong 1-2 phút. Sau khoảng thời gian này, bạn sẽ bắt đầu cảm nhận được mạch của mình và dần bớt sự lo âu, căng thẳng.
Bạn cũng có thể luyện tập bài tập này hằng ngày nhằm tránh tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Bài tập ép lòng bàn tay
Đây là một bài tập vô cùng đơn giản. Tất cả những gì bạn cần làm là ấn nhẹ vào giữa lòng bàn tay bằng ngón cái trong ít nhất một phút. Bạn cũng có thể xoa bóp vị trí này theo chuyển động ngược chiều kim đồng hồ. Việc này sẽ giúp nhịp tim đập nhanh của bạn từ từ giảm xuống, giúp bạn trở nên bình tĩnh hơn.
Bạn cũng có thể kết hợp bài tập ép lòng bàn tay với phương pháp cổ đã được nhắc tới phía trên.
Bài tập thở bằng bụng
Bước 1: Tìm một chỗ thoải mái để ngồi hoặc nằm.
Bước 2: Đặt một tay lên ngực, tay còn lại đặt lên bụng.
Bước 3: Hít thở sâu bằng bụng thay vì bằng ngực. Với cách này, bụng của bạn sẽ đẩy tay lên trên nhưng ngực vẫn giữ nguyên mà không có bất kỳ chuyển động nào.
Bước 4: Thở ra khi môi mím lại. Bàn tay đặt trên bụng ép bụng xuống giúp đẩy hết không khí ra khỏi bụng.
Hãy lặp lại bài tập này từ 3-10 lần. Lưu ý rằng bạn không nên vội vàng khi tập bài tập này, thay vào đó, bạn cần dành thời gian cho nhịp thở.
Bài tập giãn cơ
Có rất nhiều bài tập giãn cơ mà bạn có thể thực hành dễ dàng tại nhà, dưới đây là 2 phương pháp hữu hiệu mà có thể bạn chưa biết:
Bài tập 1: Đứng thẳng với 2 chân cách nhau 1 khoảng rộng hơn vai và đặt tay ra sau lưng. Mỗi tay nắm lấy một đầu khăn. Sau đó, bạn cần cúi người về phía trước, đầu hướng xuống đất. Di chuyển tay lên xuống trong khi vẫn giữ chặt khăn.
Bài tập 2: Bạn có thể tập vặn cột sống khi ngồi. Ngồi thẳng lưng về phía mép ghế. Sau đó, đặt tay phải vào lưng ghế, tay trái đặt lên đùi phải. Hít sâu và xoay cột sống sang bên phải, lặp lại bài tập với bên còn lại.
Thực hành chánh niệm
Chánh niệm là bài tập để chúng ta tập trung hoàn toàn vào suy nghĩ và cảm xúc của mình, tập trung hoàn toàn vào hơi thở. Cách để tập trung vào nhịp thở chính là chú ý đến chuyển động của bụng khi hít vào và thở, đồng thời quên mọi điều khác có trong não bộ của bạn. Cố gắng giữ trạng thái này trong ít nhất 5 phút, không để các suy nghĩ khác xâm nhập vào tâm trí.
Để bài tập được hiệu quả tốt nhất, bạn nên tìm một không gian nơi bạn có thể giữ bình tĩnh và tập trung vào nội tâm của bản thân. Nếu trong trường hợp bạn quá bận và không có thời gian, bạn có thể tập điều này khi đang ngồi phương tiện công cộng di chuyển trên đường về nhà, hoặc trong khi bạn đi tắm.