4/7 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu đã được trả giấy phép kinh doanh

Chia sẻ Facebook
27/08/2022 15:00:58

Việc tước giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu 7 doanh nghiệp đầu mối nằm trong kết quả thanh tra 33 doanh nghiệp đầu mối của Bộ Công Thương hồi tháng 2/2022.


Theo báo cáo của Tổng cục Quản lý thị trường tại cuộc họp do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì ngày 26/8, vừa qua, Tổng cục đã chủ trì đoàn thanh tra 23 doanh nghiệp đầu mối và tước giấy phép 7 đơn vị. Đến nay 4 doanh nghiệp đã được trả giấy phép.

Cơ quan này cũng cho biết, hiện trên cả nước chỉ có 4 cửa hàng có hiện tượng đóng cửa bán nhỏ giọt. Trong khi mạng xã hội tung tin nhiều cửa hàng đóng cửa là hoàn toàn sai sự thật.

Trước đó, Bộ Công Thương đã thông tin về các doanh nghiệp đầu mối bị tước giấy phép kinh doanh xăng dầu trên website "Công khai minh bạch hoạt động kinh doanh điện, xăng dầu".

Những doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu bị tước giấy phép là bởi thiếu điều kiện kinh doanh xăng dầu, như thiếu cửa hàng sở hữu và cửa hàng chung, thiếu đại lý hoặc thiếu kho, cầu cảng, phương tiện vận tải theo quy định đăng ký...

Trong số 7 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu bị tước giấy phép, thì Công ty Cổ phần nhiên liệu Phúc Lâm đã từng bị tước giấy phép hoạt động xăng dầu vào tháng 4/2021 do liên quan đến vụ buôn lậu xăng dầu.

Các doanh nghiệp bị tước giấy phép gồm: Công ty TNHH Sản xuất thương mại Hưng Phát (tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu 2 tháng kể từ ngày 26/7/2022).

Đáng chú ý, trong số 7 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu bị tước giấy phép, thì Công ty Cổ phần nhiên liệu Phúc Lâm đã từng bị tước giấy phép hoạt động xăng dầu vào tháng 4 năm ngoái do liên quan đến vụ buôn lậu xăng dầu.

Tại cuộc họp chỉ đạo ngày hôm qua (26/8), người đứng đầu Bộ Công Thương cho biết, mấy ngày gần đây, đặc biệt sau khi buộc phải tạm đình chỉ hoạt động xuất nhập khẩu xăng dầu của một số doanh nghiệp, lại xuất hiện những thông tin trên mạng xã hội, một số địa phương, thậm chí cả các cơ quan quản lý cho đến các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phản ánh bị thiếu hụt nguồn cung.

Lý do là một số doanh nghiệp vừa qua đã bị tạm thời tước giấy phép xuất nhập khẩu xăng dầu dẫn tới thiếu nguồn cung. Thêm nữa, các đơn vị kinh doanh cho rằng do chiết khấu bằng không nên không có nguồn và người bán lẻ, người kinh doanh càng bán càng lỗ.


Bộ trưởng cho rằng đây là điều hết sức không bình thường vì giá có xu hướng giảm, do xu thế của thế giới giảm nhưng nguyên nhân chính là do Chính phủ và các bộ ngành đã chỉ đạo sử dụng các công cụ thuế và quỹ bình ổn để điều tiết giá xăng dầu.

"Trong lúc giảm mà lại bảo thiếu nguồn cung. Thế giới đang cần bán, bán với giá rẻ, Việt Nam thì giảm thuế nên giá cũng rẻ. Như vậy, nguồn cung của thế giới nay đang dồi dào, nguồn cung trong nước lúc này cũng không thiếu. Vậy nhưng lại có thông tin cho rằng đang đứt gãy nguồn cung thì hết sức phi lý", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

Những doanh nghiệp bị tạm đình chỉ, theo ông, "chưa phải là tất cả" và chỉ tạm đình chỉ trong thời gian một tháng rưỡi, hai tháng, đã thực hiện trong thời gian qua, nhưng việc "rộ lên thông tin thiếu nguồn cung" trong những ngày gần đây, thì cần phân biệt rạch ròi thông tin.


“Từ tháng 4 bộ đã chủ động giao tăng thêm cho những doanh nghiệp nhập khẩu để cung ứng đầy đủ với lượng tăng thêm 25%, cùng với hai nhà máy Bình Sơn và Nghi Sơn thì đến thời điểm này cho đến hết năm không bao giờ thiếu nguồn cung. Nếu có thiếu rõ ràng đó là những hiện tượng không bình thường và cần phải xử lý", Bộ trưởng nhấn mạnh .

Chia sẻ Facebook