4 tình trạng sức khỏe này có thể khiến bạn dễ bị đau tim

Chia sẻ Facebook
06/04/2022 10:17:09

Đau tim và ngừng tim là một số loại bệnh về tim mạch phổ biến nhất, có thể đe dọa đến tính mạng.


Các bệnh tim mạch (CVDs) đã trở thành một nguồn quan tâm chính trên toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bệnh liên quan đến tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay. Cơ quan y tế toàn cầu cho biết ước tính có khoảng 17,9 triệu người chết vì CVDs vào năm 2019, trong đó 85% là do đau tim và đột quỵ.

Sau đây là những tình trạng sức khỏe dễ dẫn đến những cơn đau tim, bạn cần để ý.


Huyết áp cao

Huyết áp cao hay còn gọi là tăng huyết áp là một tình trạng xảy ra khi lực của máu chống lại thành động mạch và các mạch máu khác quá cao, khiến cho lưu lượng máu và oxy đến các cơ quan giảm. Điều này buộc tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đến phần còn lại của cơ thể, dẫn đến tâm thất trái dày lên. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim như đau tim, suy tim và ngừng tim.

Thông thường, huyết áp cao được định nghĩa là huyết áp trên 140/90 và được coi là nghiêm trọng nếu huyết áp vượt quá 180/120. Huyết áp cao thường được biết đến như một “kẻ giết người thầm lặng” bởi vì nó không có triệu chứng.


Mức cholesterol LDL "xấu" không lành mạnh

Có hai loại cholesterol trong máu: cholesterol LDL (lipoprotein trọng lượng phân tử thấp) và cholesterol HDL (lipoprotein trọng lượng phân tử cao). Cholesterol LDL, còn được gọi là cholesterol "xấu", gây ra sự tích tụ mảng bám trong động mạch, khiến tim gặp nguy hiểm. Khi sự gia tăng cholesterol xấu trong động mạch có thể thu hẹp mạch máu, giảm lưu lượng máu đến tim, não, thận và các bộ phận khác của cơ thể. Còn với, HDL hay còn gọi là cholesterol "tốt" giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch khác nhau.


Béo phì

Thừa cân là cũng là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ đau tim và các bệnh tim mạch khác. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), béo phì có liên quan đến mức cholesterol "xấu" và chất béo trung tính cao hơn và làm giảm mức cholesterol "tốt ".

Béo phì có thể dẫn đến bệnh huyết áp cao, tiểu đường cũng như bệnh tim. Điều này chứng tỏ rằng, béo phì có thể là căn nguyên của nhiều bệnh mãn tính về sức khỏe. Đó là lý do tại sao chúng ta phải duy trì cân nặng hợp lý.


Lượng đường trong máu cao hoặc bệnh tiểu đường

Lượng đường trong máu cao về lâu dài có thể làm hỏng, co và thu hẹp các động mạch. Bởi vì với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tức là có sự tích tụ đường trong máu, vì cơ thể bạn không thể sử dụng tất cả lượng đường hiện có. Từ đó làm tắc nghẽn và làm hỏng các mạch máu dẫn máu đến và đi từ tim.


Các dấu hiệu của cơn đau tim cần chú ý

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), các dấu hiệu cảnh báo và triệu chứng của cơn đau tim bao gồm:

- Đau và khó chịu ở ngực

- Khó thở

- Đau và khó chịu ở phần trên cơ thể bao gồm một hoặc cả hai cánh tay, lưng, cổ, hàm hoặc dạ dày.

- Mồ hôi lạnh hoặc choáng váng

Khi xuất hiện các triệu chứng như vậy, hãy liên hệ với bệnh viện gần nhất ngay lập tức./.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có khoảng 800.000 ca tự tử. Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ vị thành niên bị trầm cảm hơn 26% và trẻ cố gắng tự tử lên đến gần 6%.

Chia sẻ Facebook