4 thói quen sau khi ngủ dậy thể hiện IQ của trẻ em
Giáo sư Lý Mai Cẩn, một chuyên gia vô cùng nổi tiếng trong lĩnh vực chăm sóc và giáo dục trẻ nhỏ, đã phát biểu rằng thói quen khi ngủ của con trẻ cũng chứng minh được liệu trẻ có trí thông minh vượt trội hay không.
Theo quan điểm của nhiều ông bố bà mẹ, trí thông minh của trẻ phụ thuộc chủ yếu vào gen di truyền, chế độ ăn uống cũng như các phương pháp giáo dục. Khi nhắc đến chăm sóc giấc ngủ cho con để đảm bảo não bộ được phát triển vượt trội, một số người lại thường xem nhẹ vấn đề này. Tuy nhiên, sự thật là các chuyên gia đều cho biết thói quen liên quan tới những giấc ngủ thể hiện rất nhiều về sự phát triển thể chất lẫn trí não của trẻ.
Đối với trẻ em, đặc biệt là những em bé sơ sinh, các chuyên gia đã quan sát và phát hiện ra rằng sự phát triển trí não của trẻ có thể nhìn thấy được từ biểu hiện của trẻ sau khi ngủ dậy.
Những hành động, cảm xúc của trẻ ngay sau khi vừa thức dậy sẽ là một căn cứ để cha mẹ biết được nhiều hơn về khả năng của trẻ:
1. Không khóc sau khi thức dậy
Hầu hết các em khi thức dậy và thấy bố mẹ không ở bên cạnh, chúng sẽ khóc rất nhiều, thậm chí có những bé còn khóc đến đỏ mặt, tím môi, cho đến khi được mẹ ôm trong tay. Nhiều cha mẹ vẫn nghĩ rằng hành vi này của trẻ là bình thường. Tuy nhiên, sự thật là có nhiều khả năng rằng trẻ quấy khóc sau khi ngủ dậy chứng tỏ trẻ kém linh hoạt, khó thích nghi với môi trường xung quanh. Vì sau khi ngủ dậy, trẻ dễ cảm thấy không an toàn khi ở không gian mới. Ngược lại, những đứa trẻ có não bộ phát triển tốt thì sau khi ngủ dậy lại khá bình tĩnh, vì những đứa trẻ có chỉ số IQ cao sẽ có thể thích nghi với môi trường xung quanh nhanh chóng hơn.
2. Sau khi thức dậy, vận động linh hoạt và tự nói chuyện với chính mình
Có những em bé không tìm mẹ ngay sau khi thức dậy mà tự nói chuyện và tự chơi, những em bé này là những người cha mẹ không lo lắng nhất, não bộ của chúng linh hoạt hơn. Những đứa trẻ này rất độc lập, biết cách tự vận động, liên hệ với môi trường xung quanh mà không phụ thuộc, bám dính lấy những người chúng quen biết. Nếu tiếp tục được khuyến khích và hỗ trợ, sau này đứa bé sẽ trở thành người rất tự lập, dễ chăm sóc.
3. Mỉm cười sau khi thức dậy
Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh khi chưa biết nói, cách thể hiện cảm xúc tốt nhất chính là bằng nụ cười. Đây thậm chí còn là một thước đo cho sự phát triển não bộ và nhận thức của bé. Nếu trẻ thức dậy với một nụ cười, điều đó có nghĩa là trẻ có trí thông minh cảm xúc cao, chúng hẳn đã thức dậy từ một giấc mơ ngọt ngào và vui vẻ hòa nhập với cuộc sống thực tại. Chúng rất giỏi trong việc biến những thứ chúng nhìn thấy trong ngày thành những tưởng tượng tuyệt vời trong giấc mơ và sau này chúng có thái độ sống lạc quan và tích cực, những đứa trẻ như vậy sẽ không có chỉ số thông minh thấp.
4. Thức dậy, sau đó ngủ tiếp
Giấc ngủ luôn là vấn đề bố mẹ vô cùng quan tâm. Trong khi một số trẻ thức dậy và quấy khóc liên tục cho đến khi bố mẹ bế và dỗ dành, nhưng một số đứa trẻ khác lại vô cùng yên lặng khi tỉnh dậy, chúng thấy mẹ bên cạnh là có thể nhắm mắt và ngủ yên giấc trở lại mà không bị hoảng loạn quá mức. Những đứa trẻ như vậy có khả năng tự ngủ, chúng thường an tâm về mặt tâm lý và có khả năng thích nghi cao. Chúng yêu thế giới xung quanh, chấp nhận mọi thứ xung quanh và chìm vào giấc ngủ một cách an toàn.
Để không gây ảnh hưởng tiêu cực tới IQ của con, phụ huynh cần lưu ý thực hiện những hành vi sau:
- Nếu con có những biểu hiện của đứa trẻ thông minh, cha mẹ không nên "khai thác quá nhiều" và tránh đặt kỳ vọng, gây áp lực quá lớn. Khi tìm ra sở thích và năng khiếu của con, cha mẹ có thể cung cấp đủ nguồn lực để trẻ tự do khám phá.
- Không nên vội vàng đòi hỏi con thành công và ép chúng phải chăm chỉ. Ép buộc quá mức dễ gây mất hứng thú và tạo tâm lý phản kháng, trẻ sẽ khó tiếp thu và tiến bộ.
- Luôn đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc, tương tác với con nhiều hơn. Giấc ngủ của trẻ rất quan trọng. Một giấc ngủ ngon giúp các bé phục hồi chức năng của não.
- Cổ vũ con tham gia các hoạt động để rèn luyện khả năng quan sát, trí nhớ và phối hợp tay, mắt, não bộ, vẽ tranh, nghe nhạc để phát triển được trọn vẹn các khả năng của mình.
Ngoài gen di truyền, chính môi trường cha mẹ cung cấp, sự đồng hành của cha mẹ chính là thứ giúp bé phát triển được sự thông minh của mình nhiều hơn. Nếu cha mẹ tích cực và chủ động giúp bé rèn luyện, trau đồi đa dạng các kĩ năng, bao gồm khả năng tập trung, trí tưởng tượng, khả năng học hỏi, khả năng tư duy, khả năng thích ứng, v.v. thì trẻ sẽ phát huy hết được tiềm năng của mình.
Bố mẹ nên tạo dựng cho bé môi trường để phát huy hết tiềm năng:
- Tương tác nhiều hơn: Cha mẹ không nên nghĩ con còn nhỏ nên không trò chuyện, trò chuyện với con, thực tế cha mẹ có thể coi con như người lớn và trò chuyện, tương tác với con nhiều hơn, điều này giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của khả năng ngôn ngữ và khả năng logic của trẻ. Nghiên cứu cho thấy rằng người lớn tương tác với trẻ em thường xuyên có thể khiến trẻ cảm thấy an tâm hơn và ngôn ngữ phong phú hơn.
- Đồng hành với con một cách tập trung: Ngày nay, nhiều bậc cha mẹ bên điện thoại di động, vừa nghịch điện thoại vừa chơi với con, dường như việc ở bên cạnh con chỉ là nghĩa vụ miễn cưỡng. Trên thực tế, 15 phút quý giá cha mẹ hoàn toàn tập trung vào con còn có ý nghĩa hơn 3 giờ cha mẹ bấm điện thoại ngồi cạnh bên con. Hãy để trẻ cảm thấy được yêu thương và tôn trọng, từ đó mới có thể tự tin khám phá, tìm tòi, làm cho trí não không ngừng hoạt động.
Thu Ngân
Theo Trí Thức Trẻ