4 sự thật khiến phi tần coi hộ giáp là vật bất ly thân: Lý do cuối không thể xem thường
Ít ai ngờ được rằng, những bộ móng tay giả hay còn gọi là hộ giáp này lại có vai trò quan trọng khiến các phi tần không thể xa rời chúng.
Trong các bộ phim hậu cung nhà Thanh có một chi tiết thường thu hút sự chú ý của khán giả, đó là hầu như phi tần nào cũng đeo bộ móng tay giả dài. Nhiều người băn khoăn rằng phải chăng bộ móng tay giả này có gì đặc biệt. Trên thực tế những bộ móng tay giả này có rất nhiều tác dụng mà ít ai ngờ được.
Giải mã sở thích nuôi móng tay dài của các phi tần
Có người cho rằng, những bộ móng tay trong các bộ phim hậu cung đều rất có bề ngoài rất khoa trương nên chúng không tồn tại ngoài đời thực. Thế nhưng, quả thực các phi tần của hậu cung nhà Thanh vẫn luôn đeo đồ trang sức ở móng tay như vậy. Sở dĩ, các phi tử đeo những bộ móng tay dài như vậy là dựa trên quan niệm của người xưa, cụ thể là đạo hiếu của con người.
Người Trung Hoa xưa cho rằng con người sinh ra có móng tay, răng và tóc là của cha mẹ ban cho. Vì thế, người xưa vì để thể hiện báo hiếu với cha mẹ sẽ để tóc dài, kiêng kỵ cắt móng tay. Sau này khi người Mãn Thanh lên nắm quyền, các vị vua của triều đại này đã quyết định thực hiện một cuộc cải cách sâu rộng trong nhân dân. Đó là yêu cầu các trang nam tử người Hán cạo nửa đầu.
Tuy nhiên, trong quá trình chung sống, 2 nền văn hóa giữa người Hán và người Mãn đã có sự dung hòa. Truyền thống giữ móng tay của người Hán dần dần cũng được người Mãn học theo. Thế nhưng, việc giữ móng tay dài rất bất tiện cho cuộc sống, chúng không chỉ khiến con người dễ bị thương mà khi càng dài càng dễ bị gãy, gây ra gây nhiều rắc rối cho cuộc sống.
Hơn nữa thời xưa mức sống của người dân còn hạn chế, đại đa số đều phải làm nông nghiệp. Những người phụ nữ thuộc tầng lớp bình dân căn bản không có điều kiện để giữ móng tay. Bởi móng tay quá dài sẽ khiến công việc của họ bị ảnh hưởng. Do đó, chỉ có những người phụ nữ thuộc tầng lớp quý tộc không cần làm lụng vất vả mới để móng tay.
Thế nhưng, cho dù mọi việc lớn nhỏ của những người phụ nữ đều có người hầu kẻ hạ nhưng họ vẫn gặp nhiều bất tiện với bộ móng tay quá dài như vậy.
Sau này, để thuận tiện cho cuộc sống, họ chỉ giữ lại móng tay của ngón áp út và ngón út, đồng thời coi nó như một biểu tượng cho thân phận, địa vị trong xã hội của mình. Không chỉ các phi tần trong cung, một số phụ nữ thuộc gia đình quý tộc để móng tay như vậy.
Sự ra đời kỳ lạ của những bộ hộ giáp
Để bảo vệ cho những chiếc móng tay không bị tổn thương, người xưa đã tạo ra những bộ móng giả để bảo vệ móng tay và gọi chúng là hộ giáp . Đối với các phi tần, việc mang hộ giáp ngoài việc để đảm bảo an toàn còn có rất nhiều tác dụng khác. Vai trò của những bộ hộ giáp được thể hiện trong các trường hợp sau:
Phân biệt địa vị
Trong xã hội phong kiến quan niệm về giai cấp vô cùng quan trọng. Sự phân cấp về địa vị càng thể hiện rõ nét nhất là ở trong hậu cung. Hậu cung có tới hàng trăm cung tần mỹ nữ như vậy, làm sao để mọi người có thể phân biệt được các vị phi tử.
Căn cứ vào tước vị của từng người, các vị phi tử sẽ có cách ăn vận, trang điểm tương ứng để phân biệt thứ bậc cao thấp. Từ đó, ta có thể thấy, các vị hoàng hậu thường có bộ hộ giáp rất cầu kỳ, sang trọng hơn của phi tần rất nhiều.
Thu hút sự chú ý của hoàng thượng
Ở thời điểm mới "ra mắt", những bộ hộ giáp này được làm khá đơn giản. Sau đó, các vị phi tần trong cung đã nghĩ ra cách để tranh sủng bằng cách trang trí những bộ hộ giáp. Họ tin rằng những bộ móng giả càng bắt mắt thì càng dễ thu hút sự chú ý của hoàng thượng. Vì thế, những bộ hộ giáp bắt đầu được đính đá quý, đính ngọc, được điêu khắc tinh xảo hơn. Lâu dần, hộ giáp trở thành vật bất khả ly thân của phi tần nhà Thanh.
Che giấu sự khác biệt
Mặc dù, các vị phi tần không phải đụng tay đụng chân vào việc gì nhưng theo thời gian, móng tay cũng sẽ bị lão hóa. Chúng sẽ dần bị vàng, đen đi.
Bên cạnh đó, một số phi tần thường không có thói quen để móng tay bởi họ cảm thấy nếu chúng quá dài sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nhưng như vậy, các vị phi tần này đã tự tạo ra sự khác biệt so với số đông. Vì thế, họ sử dụng những bộ móng tay giả để che đi sự xấu xí và đặc biệt trên móng tay của mình một cách hoàn hảo.
Dùng làm vũ khí tự vệ
Trong dân gian còn có giai thoại liên quan đến một tác dụng khác của bộ hộ giáp của các phi tần mà nhiều người chưa biết đó là dùng làm vũ khí. Người nghĩ ra cách sử dụng các bộ hộ giáp như một loại vũ khí phòng thân chính là Từ Hi thái hậu.
Từ Hi thái hậu tuy quanh năm chỉ sống ở hậu cung và được bảo vệ nghiêm ngặt nhưng bà ta luôn lo lắng có người tới ám sát mình.
Những bộ hộ giáp của Từ Hi thái hậu đều được làm từ chất liệu rất cứng. Chúng có thể dễ dàng đâm xuyên qua da người. Thậm chí còn có tin đồn rằng, bên trong những bộ hộ giáp của Từ Hi còn giấu cả thuốc độc. Bà ta chỉ cần phát hiện kẻ nào có ý định làm phản sẽ lập tức sử dụng số thuốc giấu trong hộ giáp để giết người đó.
Quy tắc thị tẩm đặc biệt của hoàng đế nhà Thanh: Tuyệt đối tránh xa phi tần ở độ tuổi 50