4 ngành học nhiều cơ hội việc làm lương cao, 2 ngành học dễ thất nghiệp dù học trường “hot”

Chia sẻ Facebook
28/05/2022 10:46:46

Chọn ngành học luôn là mối bận tâm hàng đầu của các bạn học sinh chuẩn bị bước lên đại học. Chọn đúng ngành học mở ra cơ hội việc làm lớn thì tương lai sẽ rộng mở hơn.


4 ngành học nhiều cơ hội việc làm lương cao


Kỹ thuật điện tử Truyền thông

Ngành học này sử dụng các công nghệ tiên tiến để tạo nên các thiết bị và phương tiện giúp cho việc trao đổi thông tin giữa con người được thuận lợi trong các điều kiện không gian và thời gian khác nhau.

Sinh viên có khả năng tiếp cận với công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến và nắm bắt được hoạt động của các mạng truyền thông hiện đại, qua đó có thể làm chủ được các trang thiết bị điện tử, thiết bị truyền dẫn đang được ứng dụng rộng rãi trong các mạng thông tin di động thế hệ mới, mạng thông tin quang, mạng thông tin vệ tinh, hệ thống định vị toàn cầu…

Không phải ai cũng có thể theo đuổi ngành học này. Tuy nhiên, những người tốt nghiệp ra trường có thể dễ dàng xin vào công ty lớn và mức lương cao hơn so với ngành học bình thường.

Thống kê cho thấy ngành học Kỹ thuật điện tử truyền thông là 1 trong 10 ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất, đều đặn qua các năm và trong tương lai.

Có rất nhiều vị trí tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp ngành học này như: Chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, đài truyền hình, công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông, công ty thiết kế và sản xuất vi mạch, công ty sản xuất các thiết bị điện tử viễn thông,…


Big Data

Big Data tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp bằng cách thu thập dữ liệu, đánh giá hành vi khách hàng và đề xuất các sản phẩm tương tự.

Trong ngành Digital Marketing, Big Data có thể sử dụng cho nhiều công việc bao gồm: Kiểm tra và quản lý tất cả dữ liệu khách hàng để nâng cao trải nghiệm của họ và đưa ra phương hướng giữ khách hàng cho mình. Phân tích các hoạt động của doanh nghiệp, công ty giúp cải thiện hiệu suất làm việc và vận hành có tổ chức hơn, hiệu quả hơn.

Ngoài ra, Big Data còn tối ưu hóa giá cả, tăng doanh thu, giảm thiểu rủi ro. Có thể nói, đây chính là chìa khóa thành công dành cho các doanh nghiệp lớn trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trên thực tế, các lĩnh vực mà nhân viên dữ liệu lớn có thể phát huy thế mạnh của họ rất rộng, từ các công ty khởi nghiệp Internet đến các tổ chức tài chính, các dự án dữ liệu lớn đều cần thiết ở khắp mọi nơi để thúc đẩy sự đổi mới.


Chuyên ngành ngoại ngữ thiểu số

Ngày càng có nhiều hoạt động giao lưu kinh tế, thương mại giữa với các quốc gia và khu vực, nhưng vẫn thiếu những nhân tài thông thạo ngôn ngữ của các nơi ít nói tiếng Anh. Vì vậy, nếu chúng ta lựa chọn các chuyên ngành ngoại ngữ thiểu số ngoài tiếng Anh, công việc và thu nhập của sinh viên sẽ được đảm bảo sau khi tốt nghiệp.


Chuyên khoa Trị liệu Hô hấp

Ở Trung Quốc, nhân tài về chuyên ngành Trị liệu hô hấp đang rất thiếu, nhiều sinh viên đã được các bệnh viện lớn đặt trước khi ra trường, thu nhập thậm chí còn cao hơn cả một số bác sĩ phẫu thuật chính. Vì vậy, đây cũng là một nghề dễ kiếm việc làm.


2 ngành học dễ thất nghiệp nhất hiện tại


Ngành Kỹ thuật sinh học

Ở Trung Quốc, chuyên ngành này có điểm xét tuyển cao nhất. Những thí sinh có điểm top đầu năm nào cũng hy vọng mình được học chuyên ngành này. Tuy nhiên, đây lại là ngành học thực sự khó kiếm việc làm.

Có rất ít công ty ở Trung Quốc muốn phát triển lĩnh vực này. Tỉ lệ sinh viên có được việc làm của chuyên ngành này luôn nằm ở cuối danh sách. Dự báo thời gian tới đây, sinh viên nhóm ngành này ra trường tìm việc vẫn chưa dễ dàng.


Ngành cử nhân lịch sử

Các nhóm ngành đào tạo cử nhân sự phạm không có tương lai rộng mở như nhiều người mong đợi. Cử nhân lịch sử là những người nghiên cứu, phân tích, đánh giá các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, sau đó chia sẻ kiến thức và thông tin chính xác có được cho cộng đồng. Nghiên cứu lịch sử đòi hỏi nhiều kỹ năng, đam mê và có nhiều khó khăn, thử thách.

Phần lớn sinh viên theo học ngành này đều có ý định học thêm một nghiệp vụ sư phạm để theo nghề dạy học. Thế nhưng, khả năng tìm được việc của ngành học này rất khó. Nhiều cử nhân, thạc sĩ chấp nhận làm những công việc trái ngành nếu không muốn thất nghiệp.

Chia sẻ Facebook