4 loại rau chứa đầy độc tố, là quả bom hẹn giờ mang mầm mống ung thư: Ăn vào chỉ thêm gánh nặng cho nội tạng, chẳng mấy mà gan "nát tươm"

Chia sẻ Facebook
14/04/2022 13:47:24

Rau quả là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong một chế độ ăn cân bằng. Tuy nhiên nếu ăn rau có chứa độc tố thì chẳng khác gì "lợi bất cập hại".


Người xưa có câu “Bệnh từ miệng mà vào”, có nghĩa là nếu chúng ta ăn uống không cẩn thận có thể vô tình mang bệnh vào người.Tình trạng ngộ độc thực phẩm (hay ngộ độc thức ăn, trúng thực) xảy ra khi bạn ăn phải các thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh hay có độc tố mạnh, hoặc do ăn phải thức ăn ôi thiu, nấm mốc.


Tuy nhiên có một thứ nguy hiểm hơn đó là việc chúng ta nạp vào cơ thể những chất độc không phát tác ngay mà âm thầm gây bệnh về sau này. Điều đáng ngại là có những chất độc đến từ những món ăn phổ biến trong bữa cơm hàng ngày.


Trên thực tế, một số loại rau thông thường tưởng chừng như lành mạnh nhưng chứa đầy chất độc nguy hiểm cho cơ thể.


Từ trước đến nay, chúng ta vẫn biết rằng ăn nhiều rau quả có ích cho cơ thể, bổ sung dinh dưỡng cần thiết. Nhưng cần phải sử dụng rau tươi vì một số món ăn đã cũ có thể gây ngộ độc, thậm chí tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.


Dưới đây là 4 loại rau củ cần tuyệt đối tránh xa để tránh làm hại cơ thể, âm thầm rước bệnh vào người:

1. Giá đỗ không rễ


Giá đỗ là loại thực phẩm không chỉ bổ dưỡng mà còn thanh nhiệt, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, lực lượng chức năng đã kiểm tra và phát hiện lượng lớn thuốc kích thích tăng trưởng.

Giá đỗ sử dụng thuốc thường không rễ và được bán rất phổ biến trên thị trường. Loại rau này chứa nhiều chất gây ung thư, ăn trong một thời gian dài sẽ gây hại cho cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan.


Để phân biệt giá đỗ làm thủ công và giá đỗ ủ bằng thuốc có thể lưu ý những đặc điểm sau: Giá đỗ khi ủ theo cách thông thường bằng cách ngâm nước nên giá sẽ chặt hơn, rễ dài như sợi chỉ, không bóng, không to, không mập, có rễ, thân, lá mầm. Giá dùng thuốc kích thích độc hại thì có cọng ngắn, thân mập, đặc biệt là không có rễ hoặc có rễ nhưng rất ngắn chứ rễ không dài như sợi chỉ giống giá đỗ tự nhiên.

2. Gừng thối


Nếu củ gừng khi mua về xuất hiện những vết thâm đen thì đó thường là chỗ đã bị thối. Khi gừng thối sẽ sinh ra độc chất aflatoxin. Đây là chất gây ung thư hàng đầu đã được Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo từ lâu. Aflatoxin là chất có độc tính cao, chỉ cần 20mg ăn vào cơ thể có thể gây tử vong, với 1mg chất này có tác dụng gây ung thư mạnh.


Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sau khi aflatoxin xâm nhập vào cơ thể, tổn thương chính nằm ở gan, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của các tế bào gan, khiến chúng trở thành tế bào ung thư. Do đó, trong cuộc sống hàng ngày, bạn phải thận trọng, không nên ăn tất cả những thứ (trong đó có gừng) bị mốc, thối hỏng, ôi thiu, thậm chí khi nó mới chỉ bị hư hỏng một phần nhỏ cũng cần bỏ ngay.


Vì vậy, khi củ gừng bị dập nát, tốt nhất là bạn nên vứt bỏ thay vì tiếc rẻ rồi mang bệnh vào thân. Bạn cũng không nên chỉ cắt phần hỏng đi rồi dùng phần còn tươi, vì 1 số nghiên cứu chỉ ra rằng khi bị hỏng, độc tố shikimol có sẵn trong củ gừng chứ không phải chỉ ở phần dập nát nên không thể cắt bỏ hết.

3. Bí đỏ để lâu ngày


Bí đỏ không những là món ăn ngon, bổ dưỡng mà còn có tác dụng chữa nhiều bệnh. Tuy nhiên nhiều người do ăn thường xuyên món bí đỏ nên cơ thể bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ không mong muốn.


Trong đó cần lưu ý rằng không nên ăn bí đỏ già để lâu. Lý do là vì trong bí chứa hàm lượng đường cao, nếu lưu trữ thời gian dài sẽ xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí – lên men và biến chất. Vì vậy nếu ăn bí để lâu ngày sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.


Bên cạnh đó cũng cần lưu ý rằng không nên ăn bí đỏ quá 2 bữa/tuần vì trong món ăn này chứa rất nhiều tiền chất của vitamin A. Khi ăn nhiều chất này sẽ dự trữ ở gan và dưới da, nên lòng bàn tay, bàn chân, chóp mũi dễ có màu vàng.

4. Cà chua chưa chín kỹ


Cà chua là món ăn có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, trong cà chua xanh có chứa một chất có tên là nighthade, đây là chất kịch độc. Ở liều lượng nhẹ, người ăn sẽ cảm thấy chóng mặt, buồn nôn và nôn sau khi ăn. Nặng hơn, nạn nhân thậm chí có bị thể đe dọa tính mạng. Trong lịch sử đã ghi nhận nhiều người qua đời vì ăn phải cà chua xanh.


Sự thật là trong cà chua xanh có chất solanin - một ancaloit tương đối độc (trong mầm khoai tây có rất nhiều chất này). Khi cà chua thật chín thì không còn solanin. Có thể người xưa đã bị ngộ độc do ăn cà chua xanh hoặc ương ương (chưa chín hẳn) nên đã lên án cà chua trong một thời gian dài.

Còn khi cà chua chín, các chất độc hại trong cà chua có tên là "alkaloid" sẽ giảm dần và sẽ biến mất trong cà chua chín đỏ. Vì vậy, với những quả cà chua màu xanh lá cây chưa chín, tuyệt đối không nên thưởng thức.


Tổng hợp

Chia sẻ Facebook