4 loại lá rẻ bèo thường cho không nhau được ví như "thần dược" cho sức khỏe
Lá xương sông, lá hẹ... là một loại rau gia vị phổ biến trong bếp người Việt. Không chỉ vậy, những loại lá này còn được dùng như một vị thuốc trong y học cổ truyền.
Lá xương sông
Xương sông vừa dùng để làm gia vị nấu nướng, vừa có tác dụng trị bệnh hiệu quả. Theo Đông y, loại rau gia vị xương sông có vị hơi cay, tính ấm, không độc và thường được sử dụng dùng làm thuốc chữa cảm sốt, ho suyễn, viêm họng, nôn mửa, đầy bụng hay mẩn ngứa.
Trao đổi với Dân Việt , ThS.BS. Hoàng Khánh Toàn, Trưởng Khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, lá xương sông còn gọi là xang sông, hoạt lộc thảo…, tên khoa học là Blumea lanceolaria (Roxb.) Druce, là loại cây được trồng khắp nơi để làm gia vị và làm thuốc. Xương sông vị đắng cay, tính ấm, có công dụng trừ tanh hôi, khu phong trừ thấp, tiêu thũng chỉ thống, thông kinh hoạt lạc, tiêu đàm thấp, kích thích tiêu hóa, thường được dùng để chữa cảm sốt, trúng phong hàn, cấm khẩu, ho suyễn, viêm họng, nôn mửa, đầy bụng, mẩn ngứa…
Dưới đây là một số bài thuốc từ lá xương sông, bạn có thể tham khảo như:
Trị chứng thấp khớp, đau nhức: Lấy 1 nắm lá xương sông (5-10 lá), đem đi rửa sạch, giã nát, xào nóng, bọc vải sạch rồi đem đi chườm chỗ sưng đau, rất hiệu nghiệm. Tuy nhiên, cần lưu ý tác dụng của thuốc chỉ khi còn ấm, nếu thấy nguội thì bạn hãy xào nóng lại hoặc sử dụng thuốc khác
Chữa tê nhức tứ chi: Bạn hãy sắc nước hạt xương sông (từ 15-20g) và uống mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng ngón tay chân tê dại và mất cảm giác, lạnh tay chân…
Thành phần hóa học: Xương sông có tinh dầu (khoảng 0,24%), thành phần chủ yếu: Methylthymol (94,96%). Tinh dầu xương sông có vị cay, tính ấm nên có tác dụng giảm hàn tà, thông kinh lạc.
Rau dền
Loại rau này là nguồn dinh dưỡng thực vật khá phổ biến trong bữa ăn của mọi gia đình. Rau dền đa dạng về chủng loại: rau dền đỏ, rau dền cơm, rau dền gai. Rau có vị ngọt, mát đồng thời chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Thành phần sắt trong rau dền chiếm hàm lượng khá cao, và nó là vua sắt trong các loại rau. Sử dụng rau dền có thể giúp giảm viêm, tốt cho xương, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, đái tháo đường. Nếu ăn rau dền thường xuyên còn giúp ổn định đường huyết, cải thiện bệnh tiểu đường tuýp 2.
Rau dền còn có khả năng làm giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể. Ngoài ra, tocotrienol – một loại vitamin E có trong loại rau này cũng giúp loại bỏ cholesterol xấu và ngăn ngừa bệnh mạch vành.
Rau dền chứa hàm lượng chất xơ cao (gấp 3 lần so với lúa mì). Do đó, nó có thể giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Đây còn là loại rau rất tốt cho trẻ em và người lớn tuổi. Nước nấu từ lá cây dền tươi còn hỗ trợ điều trị tiêu chảy, xuất huyết và mất nước.
Ngoài ra, cùng với nước ép cà rốt, các tính năng tẩy sạch của nước ép củ dền rất hiệu quả trong việc chữa các bệnh liên quan đến túi mật và thận.
Có rất nhiều món ăn có thể chế biến từ rau dền như: Canh rau dền, rau dền xào tỏi, canh củ dền, nước ép củ dền…
Theo Tiền Phong , lẹ là một loại thực vật thân thảo, mọc trên nền đất, trong tự nhiên hẹ có thể mọc cao từ 20-40cm, thân và lá hẹ có màu xanh lục, hoa màu trắng. Cây rau hẹ rất dễ trồng và ít phải chăm sóc. Chỉ cần gieo hoặc trồng bằng cây con một lần, là có thể thu hoạch nhiều lứa, nhiều năm. Cây phát triển tốt quanh năm, vừa có thể làm rau ăn, vừa có thể dùng làm thuốc những khi cần thiết.
Cây lá hẹ chứa rất nhiều vitamin nhóm B và khoáng chất, đồng, pyridoxin, sắt, niacin, mandan, thiamin, canxi, riboflavin… Ngoài ra nó còn chứa nhiều vitamin K rất tốt cho người bị loãng xương,…
Đồng thời, lá hẹ cũng có công dụng làm tan huyết ứ, thúc đẩy tuần hoàn máu và giải độc. Mọi người có chế biến lá hẹ bằng cách nấu canh với tôm hay thịt hoặc xào trứng…
Theo kinh nghiệm từ xưa, không nên sử dụng chung lá hẹ với thịt bò, thịt trâu. Ăn hẹ nhiều rất tốt cho sức khoẻ vì giúp giảm nguy cơ co cứng động mạch, ngăn ngừa ung thư, kích thích tiêu hoá, phòng chống lão hoá,… Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm khi kết hợp với hẹ thì không tốt cho sức khoẻ.
Lá tía tô
Cây tía tô là một loại rau gia vị, một loại dược liệu quen thuộc gắn liền với đời sống, sinh hoạt của hầu hết các gia đình Việt. Theo Đông y, loại rau tía tô có vị cay, tính ấm, có khả năng kích thích ra mồ hôi. Nước sắc và cồn chiết xuất lá tía tô đều có tác dụng giãn mạch ngoài da, hạ sốt và trừ cảm mạo rất hiệu quả. Không mấy ai có thể ngờ được rằng, một chiếc lá nhỏ bé như tía tô lại có chứa đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm rất cao, có tác dụng giúp giảm đau khớp và còn phòng ngừa các bệnh về xương khớp. Những người đang mắc bệnh viêm khớp dạng thấp hay các bệnh về xương khớp khác thì việc uống lá tía tô có thể góp phần làm giảm đau và giảm các triệu chứng nguy hiểm của bệnh.
Dưới đây là một số bài thuốc từ loải rau gia vị tía tô, bạn có thể tham khảo:
Thoái hóa khớp: Bạn hãy cho 200gr lá tía tô đã rửa sạch vào sắc với 500ml nước, đến khi nào chỉ còn 200ml thì tắt bếp. Chắt nước thuốc ra uống làm 2 lần trong ngày sẽ có công dụng rất tốt.
Viêm đau khớp gối: Bạn hãy lấy 1 nắm lá tía tô, rửa sạch sau đó cho vào đun sôi với 1 nồi nước đầy. Sau khoảng thời gian 15 phút thì tắt bếp, để nước nguội bơt thì mang ra tắm hoặc ngâm đầu gối vào nước khoảng 15 phút. Áp dụng hàng ngày trong khoảng 1 tuần là triệu chứng đau nhức sẽ biến mất.
Cách nấu nước tía tô bồi bổ sức khỏe : Khi đã biết lá tía tô có tác dụng gì với sức khỏe chắc hẳn bạn sẽ quan tâm đến cách chế biến dược liệu thần kỳ này. Để nấu nước lá tía tô bạn chỉ cần lấy lượng lá vừa đủ, rửa sạch, ngâm nước muối rồi đun sôi 2.5 lít nước lọc và bỏ lá tía tô vào, đậy nắp kín. Cho hỗn hợp trên sôi lại trong 2 phút rồi tắt bếp, để cho nguội, chắt vào bình sạch và thêm vào đó 3 lát chanh tươi, đậy nắp rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Mặc dù tía tô tốt cho sức khỏe nhưng các chuyên gia khuyến cáo người dân không nên uống quá nhiều nước tía tô trong thời gian dài có thể khiến bạn bị cao huyết áp và ảnh hưởng đến hệ tim mạch.
Lưu ý: Đây là những bài thuốc dân gian, chỉ nên áp dụng cho những người bệnh giai đoạn cấp tính, làm giảm các triệu chứng mang tính tạm thời mà thôi. Còn trong trường hợp, bệnh giai đoạn mãn tính thì cần hướng điều trị khác. Hoặc trong trường hợp bệnh nhân áp dụng bài thuốc này trong một thời gian mà không thấy có hiệu quả bạn nên chuyển sang biện pháp điều trị khác.
Trúc Chi (t/h)