4 con số thống kê lớn làm nổi bật sự tuột dốc của nền kinh tế Trung Quốc

Chia sẻ Facebook
19/04/2023 16:14:54

Đánh giá từ dữ liệu về việc làm, CPI (chỉ số giá tiêu dùng), tiền gửi tiết kiệm và tài sản hộ gia đình cho thấy, triển vọng kinh tế của Trung Quốc không tốt, và người dân sẽ phải đối mặt với một cuộc sống khó khăn.


Ngày 18/4, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc sẽ công bố kết quả hoạt động kinh tế quốc gia trong quý đầu tiên. “Bảng thành tích” quý đầu tiên của năm 2023 sẽ ra sao?

Theo thống kê chưa đầy đủ từ truyền thông Trung Quốc Đại Lục, các tổ chức nghiên cứu như Chứng khoán Zheshang (Chiết Thương) Trung Quốc và Hồng Quan Thiên Phong dự báo, mức tăng trưởng GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) trong quý đầu tiên là từ 4,4% – 5%, bình quân là 4,61%.

Gần đây, quan chức Trung Quốc đã công bố một loạt dữ liệu. Truyền thông nhà nước cũng cho biết, nền kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, một số chuyên gia chỉ ra rằng sự phục hồi này vẫn còn yếu. Các vấn đề như việc làm, tiêu dùng yếu và sự khởi đầu của bóng tối giảm phát rất đáng được cảnh giác.


Đầu tiên , ngày 11/4, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc đã công bố dữ liệu CPI (Chỉ số giá tiêu dùng) và PPI (Chỉ số giá sản xuất) quốc gia cho tháng 3/2023. Nền kinh tế Trung Quốc đang thể hiện xu hướng giảm phát.


Wall Street Journal dẫn lời các chuyên gia cho rằng một phần nguyên nhân khiến tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc giảm là do thị trường lao động yếu kém, có xu hướng kìm hãm đà tăng giá. Tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc vẫn còn cao, đặc biệt là trong giới trẻ, tỷ lệ thất nghiệp của những người từ 16 – 24 tuổi cao hơn 18%.

Liên đoàn Công đoàn Trung Quốc vô tình công bố tình trạng thất nghiệp đáng sợ


Thứ hai , theo một báo cáo khảo sát do Liên đoàn Công đoàn Toàn Trung Quốc công bố, số lượng người làm nghề tự do tham gia giao đồ ăn, chuyển phát nhanh, lái xe công nghệ, lái xe taxi, v.v. lên tới 84 triệu người. Tổng số người có việc làm ở thành thị trong cả nước là khoảng 460 triệu người, và gần 20% trong số họ đang làm việc trong các ngành nêu trên.

Thực trạng đằng sau đó là các công ty đang cắt giảm lương và sa thải nhân viên. Số người thất nghiệp ngày càng nhiều, họ chỉ có thể làm việc trong những ngành có ngưỡng tuyển dụng thấp, và số lượng lao động trên vẫn đang tăng lên. Thu nhập của những người hành nghề này vô cùng bấp bênh, không có chế độ phúc lợi đảm bảo như an sinh xã hội.


Thứ ba , ngày 11/4, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc báo cáo thống kê tài chính quý 1/2023, và báo cáo thống kê gia tăng về quy mô tài chính xã hội trong quý đầu tiên. Trong quý đầu tiên, tiền gửi bằng Nhân dân tệ đã tăng 15.390 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 2.238 tỷ USD), tăng 4.540 tỷ NDT (660 tỷ USD) so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong số đó, tiền gửi hộ gia đình tăng 9.900 tỷ NDT (khoảng 1.440 tỷ USD). Vào tháng 3, tiền gửi bằng Nhân dân tệ đã tăng 5.710 tỷ NDT (khoảng 831 tỷ USD), tăng 1.220 tỷ NDT (khoảng 177 tỷ USD) so với cùng kỳ năm ngoái.

Tiền gửi ngân hàng cao kỷ lục cho thấy, người dân Trung Quốc đang bi quan về môi trường kinh tế hiện tại. Họ không dám tiêu tiền, thay vào đó lại tiết kiệm hơn. Điều này kìm hãm sự phát triển kinh tế.


Thứ tư , theo dữ liệu báo cáo tài chính do các ngân hàng niêm yết của Trung Quốc công bố, của cải nằm trong tay một số ít người. Tiêu dùng của một bộ phận nhỏ người dân không thể thúc đẩy nền kinh tế chung. Lực lượng tiêu dùng chính – đại đa số người dân, không có nhiều tiền trong tay, nên sức tiêu dùng hiện tại tương đối yếu.

Lý do gì khiến nhóm bạn trẻ Trung Quốc rủ nhau tự tử tập thể?

Gần đây, Giáo sư Lưu Dục Huy tại Viện Kinh tế thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, chỉ ra rằng Trung Quốc đã bước vào thời kỳ giảm phát và 6 ví của người dân thường (tiền tiết kiệm của hai vợ chồng cộng với tiền tiết kiệm của cha mẹ hai bên) đều đã bị xóa sổ.

Theo thống kê của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, trong số 1,4 tỷ dân Trung Quốc, hiện có 700 triệu người đang mắc nợ. Nếu loại trừ trẻ vị thành niên và người già, thì con số này đã gần chạm mức của nợ quốc gia.

Trong phần lớn thời gian của năm 2022, hầu hết các khu vực của Trung Quốc bị phong tỏa ở các mức độ khác nhau. Trong thời gian cách ly dài hạn tại nhà, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh, số người thất nghiệp tăng mạnh.


Bloomberg cho rằng kỳ vọng về thu nhập và việc làm của các hộ gia đình Trung Quốc vẫn thấp hơn so với trước dịch bệnh, trong khi xuất khẩu tiếp tục giảm. Thị trường bất động sản vẫn còn khá mong manh. Dữ liệu chính thức mới nhất cho thấy, hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã chậm lại trong tháng 3, do triển vọng thương mại toàn cầu suy yếu.

Điều đáng ngạc nhiên là dữ liệu tài chính do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc công bố. Trong quý đầu tiên của năm nay, tiền tiết kiệm ngân hàng của các hộ gia đình Trung Quốc đã tăng 9.900 tỷ NDT (khoảng 1.440 tỷ USD), hơn một nửa so với mức tăng của năm ngoái.

Các chuyên gia chỉ ra, năm ngoái tiết kiệm hộ gia đình tăng có thể là do người dân Trung Quốc bị mắc kẹt bởi các hạn chế về dịch bệnh, và không có nơi nào để chi tiêu, tại sao năm nay khi đã được quyền tự do tiêu dùng, họ lại không tiêu thụ? Ngược lại, người dân còn gửi tiền vào ngân hàng, quả là điều khó hiểu

Nếu tiền tiết kiệm của người dân tiếp tục tăng sẽ ảnh hưởng đến sức hồi phục của nền kinh tế trong tương lai.


Ngày 14/4, Reuters đưa tin khoảng 70% tài sản hộ gia đình Trung Quốc thuộc về lĩnh vực bất động sản, một hiện tượng đang ảnh hưởng đến tiêu dùng hộ gia đình và sự phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Ông Viên Cung Di, nhà thực nghiệp công nghiệp điện tử nổi tiếng của Hồng Kông, kiêm nhà bình luận thời sự và nhà vận động hành lang chống Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cho biết Trung Quốc Đại Lục đang bước vào cuộc Đại suy thoái kinh tế, người dân giảm tiêu dùng, chỉ mua những nhu yếu phẩm hàng ngày, dẫn đến các trung tâm mua sắm trống rỗng. 60-70% các ngành công nghiệp và bất động sản đều có vấn đề, gồm cả vấn đề về vốn tiêu cực. (Vốn tiêu cực xảy ra khi giá trị của tài sản bất động sản giảm xuống dưới số dư trên thế chấp sử dụng để mua tài sản.)

Việc kinh doanh ở nhiều nơi, như Đông Hoản và Thâm Quyến, vô cùng tồi tệ. Nhiều người mất việc làm và bắt đầu trở về nông thôn, vì không thể sống ở thành phố.


“Tình hình (xấu) đến mức không thể tưởng tượng được. Tôi nghĩ mối đe dọa của ĐCSTQ đối với Đài Loan cũng không tồi tệ bằng đại suy thoái kinh tế” , ông nói.


Ông còn nhấn mạnh rằng: “ Nếu nghe một số kênh truyền thông nói rằng tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc là 5 %, thì đừng xem tin tức trên các kênh truyền thông đó nữa, tất cả đều chỉ là trò đùa. Năm nay (GDP) tăng trưởng âm 20% mới đúng.”


Bình Minh (t/h)

Viên Cung Di: Pháp Luân Công vạch trần tuyên truyền đối ngoại của ĐCSTQ

Ông Viên Cung Di nói rằng những báo cáo chân thực của Pháp Luân Công đã vạch trần tuyên truyền quy mô lớn của ĐCSTQ, thức tỉnh thế giới.

Chia sẻ Facebook