4 bộ phận này trên cơ thể chuyển đen, đi khám gan ngay kẻo muộn

Chia sẻ Facebook
06/06/2023 07:33:23

Khi bệnh gan xuất hiện cũng có thể làm cho một số bộ phận cơ thể chuyển sang màu đen, sẫm màu hơn. Đây chính là dấu hiệu quan trọng bạn cần chú ý.

Gan là một cơ quan của các động vật có xương sống, bao gồm cả con người. Cơ quan này đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và một số các chức năng khác trong cơ thể như dự trữ glycogen, tổng hợp protein huyết tương và thải độc.

Gan cũng sản xuất dịch mật, một dịch thể quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Gan được coi là nhà máy hóa chất của cơ thể vì nó đảm trách cũng như điều hòa rất nhiều các phản ứng hóa sinh mà các phản ứng này chỉ xảy ra ở một số tổ chức đặc biệt của cơ thể.


Tuy là một cơ quan lớn, hoạt động bền bỉ nhưng gan cũng là cơ quan dễ bị rối loạn và dễ “mắc bệnh” nhiều nhất do phải làm việc quá sức khi ta đưa vào cơ thể nhiều chất độc hại. Những bữa ăn thiếu sự cân bằng với lượng dư lipid (dầu, mỡ…), những món ăn kém vệ sinh, thói quen sử dụng nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá…, lao động quá sức, việc sử dụng các thuốc như thuốc kháng lao, kháng virus, quá liều paracetamol… hay những công việc phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại đều là những yếu tố nguy cơ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của lá gan, gây suy giảm chức năng gan.

Nếu gan có bệnh, sự trao đổi chất của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, các triệu chứng phổ biến nhất là các vùng da trên cơ thể thay đổi, chẳng hạn như có thể xuất hiện mắt vàng, da vàng, nước tiểu vàng... Điều này là do chức năng trao đổi chất của gan bị suy giảm, quá trình chuyển hóa bilirubin bị ảnh hưởng bởi sự tích tụ trong cơ thể. Ngoài vàng da, khi bệnh gan xuất hiện cũng có thể làm cho một số bộ phận cơ thể chuyển sang màu đen, sẫm màu hơn.


Sắc mặt chuyển sang màu đen, da tối, xám xịt

Màu sắc trên khuôn mặt và sắc tố da có mối quan hệ trực tiếp với nhau. Khi bệnh gan phát sinh, sẽ có sự bất thường trong quá trình trao đổi chất của hắc tố melanin, ảnh hưởng tới sự trao đổi chất bilirubin.

Trong thời gian này, da của bạn sẽ chuyển sang màu ánh đồng vàng nâu, đồng thời chất da trở nên khô hơn, sần sùi, kém linh hoạt, không còn độ bóng, sáng và các hiện tượng bất thường khác.


Quầng thâm xung quanh mắt

Sự rối loạn chuyển hóa của melanin do bệnh gan gây ra dễ dẫn đến hình thành các quầng thâm xung quanh mắt. Không những thế, bệnh gan cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng hoạt động bình thường của hệ thống nội tiết, dẫn đến các vấn đề về da như mụn và nám.


Tĩnh mạch vùng bụng nổi màu xanh đen, sưng lên

Bình thường, tĩnh mạch vùng bụng sẽ không nổi rõ ra bên ngoài, hầu như không nhìn rõ. Nhưng khi cơ thể xuất hiện bệnh gan, tĩnh mạch vùng bụng vận chuyển máu có thể bị chặn, từ đó dẫn đến triệu chứng giãn tĩnh mạch, có thể nhìn thấy tĩnh mạch màu xanh đen nổi lên trên da bụng. Đặc biệt là ở những bệnh nhân bị xơ gan cổ trướng thì dấu hiệu này sẽ rất rõ ràng.


Da vùng môi đen sạm, xỉn màu

Khi da vùng môi chuyển thành màu đen, môi thâm hơn so với trước thì có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng môi trở nên thâm đen cũng là một biểu hiện phổ biến của bệnh gan đang tiến triển, bạn cần chú ý theo dõi và thăm khám kịp thời.


Một số triệu chứng khác

Ngoài ra, lưu ý phát hiện sớm những triệu chứng sau có thể giúp phát hiện bệnh lý gan như: Thể trọng giảm sút, chảy máu chân răng, chảy máu cam; da nổi mẩn hoặc xuất huyết, bầm tím…. Đối với nữ giới thì thường có kinh nguyệt quá nhiều, ở nam giới có hiện tượng vú nở to, bị trở ngại về tình dục… Nếu có những dấu hiệu trên bạn nên tới bệnh viện để thăm khám ngay.


Thói quen đơn giản giúp gan khỏe mạnh

-Uống nước chanh mỗi sáng

Uống nước chanh mỗi sáng rất có lợi cho gan. Chanh có thể giúp gan tiết ra nhiều dịch mật, hỗ trợ cơ quan tiêu hóa.

Ngoài ra, uống nước ép rau như nước rau bina và cà rốt ít nhất 3 – 4 ngày trong tuần để giúp cho gan dễ dàng đào thải độc tố tích tụ tại gan cũng như độc tố có trong cơ thể.

-Ăn tỏi

Tỏi không chỉ là một loại gia vị giúp món ăn thêm hấp dẫn mà các chuyên gia còn cho rằng ăn đều đặn 3 nhánh tỏi mỗi ngày là “thần dược” cho những người suy giảm chức năng gan.

-Uống trà xanh

Chất tanin và các amino axit được tìm thấy trong trà xanh có hiệu quả cao trong việc bảo vệ gan.

-Hạn chế chất béo và đường


Theo bác sĩ Robert Brown , Giám đốc Trung tâm cấy ghép gan (Mỹ), chế độ ăn ít chất béo thường được bù đắp bằng lượng đường cao, cả hai đều được gan chuyển hóa thành chất béo.

Lượng mỡ thừa dự trữ trong tế bào gan là một yếu tố gây nên bệnh gan nhiễm mỡ. Nên tránh thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt là những loại có nhiều đường.

-Hạn chế uống bia rượu


Nói đến bệnh gan nhiễm mỡ, nguy cơ rõ ràng nhất chính là uống rượu. Các bác sĩ khuyên nên uống rượu có chừng mực, không quá 1 ly mỗi ngày đối với phụ nữ hoặc 2 ly mỗi ngày đối với nam giới. Không có lượng cồn nào là “tốt” cho gan. Ngay cả việc uống bia thường xuyên cũng có hại, dẫn đến việc có nhiều chất béo trong gan.

-Ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống ô xy hóa

Có thể tăng cường khả năng phòng thủ của gan bằng cách ăn các thực phẩm giàu chất chống ô xy hóa như quả việt quất. Chúng có tác dụng thải độc gan. Ngoài ra, chất chống ô xy hóa cũng giúp giảm viêm gan.

- Vận động nhiều hơn

Tập thể dục hơn 150 phút mỗi tuần hoặc mang vác nhẹ, đạp xe với tốc độ ổn định hoặc chơi quần vợt trong ít nhất 10 phút mỗi ngày có thể giúp ích cho gan nếu gan bị viêm.

-Tránh sử dụng thực phẩm chức năng

Các chuyên gia khuyên mọi người nên tránh sử dụng thực phẩm chức năng, đặc biệt là những loại tuyên bố “làm sạch” gan.

Sử dụng các loại thực phẩm chức năng và những loại thuốc không chính thức, luôn có tác dụng phụ tiềm ẩn, vì vậy người mua hãy cẩn thận.


Minh Hoa (t/h)

Chia sẻ Facebook