38 quốc gia nhận được danh sách và trừng phạt những kẻ bức hại Pháp Luân Công
Minghui.org đưa tin, “ngày 20/7” năm nay nhân dịp kỷ niệm 23 năm phản bức hại, các học viên Pháp Luân Công tại 38 quốc gia khác nhau đã đệ trình lên chính phủ của họ danh sách những kẻ bức hại trong chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), yêu cầu cấm nhập cảnh và đóng băng tài sản của những người này và gia đình của họ.
38 quốc gia này gồm 5 nước từ Liên minh Ngũ Nhãn – Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Úc và New Zealand, 23 quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU), cùng 10 quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Sĩ và Na Uy. Trong số đó, Latvia, Chile và Dominica lần đầu tiên tham gia vào hoạt động chung lần này.
Danh sách những kẻ bức hại mới nhất liên quan đến nhiều khu vực và ngành nghề khác nhau. Họ là các quan chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đóng một vai trò nhất định trong cuộc bức hại. Một số người có tên trong danh sách như sau:
Đường Nhất Quân : Bộ trưởng Bộ Tư pháp, kiêm Ủy viên Ủy ban Chính trị và Pháp luật của Trung ương ĐCSTQ
Lưu Chấn Vũ : Nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp
Thiệu Lôi : cựu Cục trưởng Cục Quản lý Nhà tù của Bộ Tư pháp
Từ Gia Tân : Chủ tịch Tòa án Tối cao tỉnh Cát Lâm
Đinh Thuận Sinh : Công tố viên trưởng Viện kiểm sát tỉnh Hà Bắc
Trương Giáp Thiên : Chủ tịch Tòa án Cấp cao tỉnh Sơn Đông
Mã Đình Đống: Phó Giám đốc Văn phòng 610 tỉnh Liêu Ninh, kiêm Phó Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Tỉnh ủy Liêu Ninh
Dặc Chấn Lực : Phó Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Hà Nam, kiêm Giám đốc Phòng 610
Phùng Cương: Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Cát Lâm, kiêm Giám đốc Quản lý Nhà tù tỉnh
Ngô Triết : cựu Công tố viên trưởng Viện kiểm sát thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh
Dương Minh Hân: Quản giáo nhà tù nữ Hắc Long Giang
Đào Thục Bình: Trưởng phòng giam số 9 của nhà tù nữ Hắc Long Giang
Chính phủ 38 quốc gia chấp nhận danh sách này hiện nay
Danh sách những kẻ bức hại do các học viên Pháp Luân Công tổng hợp theo từng đợt ban đầu được đệ trình lên Chính phủ Hoa Kỳ, nay đã được đệ trình lên chính phủ của 38 quốc gia gồm Bắc Mỹ, Châu Âu, Úc và Châu Á.
Tháng 5/2019, Hoa Kỳ đã đưa ra quyết định trọng đại, trừng phạt những kẻ bức hại nhân quyền, và khuyến khích các tổ chức nhân quyền gửi danh sách những kẻ xấu. Họ giải thích rằng Hoa Kỳ có các điều khoản pháp luật ở ngưỡng cao và thấp, có thể được áp dụng cho những kẻ bức hại khác nhau.
Cùng năm, các quan chức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã khen ngợi tài liệu do học viên Pháp Luân Công đệ trình chi tiết và rõ ràng, rằng đây là danh sách tốt nhất trong số các nhóm bị bức hại; đồng thời thông báo rằng trong những năm gần đây, nhiều người ở Trung Quốc đã bị từ chối cấp thị thực vì tham gia cuộc bức hại Pháp Luân Công.
Sau đó, các cơ quan của Chính phủ Hoa Kỳ đã trích dẫn dữ liệu và các trường hợp bức hại do Minghui.org công bố trong các báo cáo nhân quyền và tự do tôn giáo hàng năm của họ.
Ngày 31/5/2019, Minghui.org ban hành “Thông cáo” , yêu cầu học viên Pháp Luân Công trong và ngoài nước thu thập và cung cấp thông tin về danh sách những kẻ bức hại, cùng các vụ việc và thành viên gia đình của họ. Trang web này đã thiết lập danh sách những kẻ bức hại, và liên tục công bố danh sách này cùng những hành động xấu xa của họ, tổng số lên tới 115.063 người.
Trong những năm gần đây, học viên Pháp Luân Công đã lập danh sách những kẻ bức hại hàng loạt dựa trên các báo cáo do Minghui.org cung cấp, và đệ trình lên chính phủ một số quốc gia, yêu cầu những người này phải bị trừng phạt trước pháp luật.
Tổng quan quá trình về việc gửi danh sách những kẻ bức hại:
Năm 2021, vào khoảng Ngày Quốc tế Nhân quyền (10/12), học viên Pháp Luân Công từ 36 quốc gia đệ trình danh sách những kẻ bức hại lên chính phủ của họ.
Tháng 7/2021, học viên Pháp Luân Công từ 30 quốc gia đệ trình danh sách những kẻ bức hại mới cho chính phủ nước sở tại.
Năm 2020, vào khoảng Ngày Nhân quyền Quốc tế, học viên Pháp Luân Công từ 29 quốc gia đệ trình danh sách những kẻ bức hại lên chính phủ của họ.
Tháng 11/2019, học viên Pháp Luân Công tại các quốc gia trong Liên minh Ngũ Nhãn, gồm Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Úc và New Zealand đã đệ trình danh sách những kẻ bức hại lên chính phủ nước sở tại.
Tháng 9/2019, học viên Pháp Luân Công ở Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh và Úc đệ trình danh sách những kẻ bức hại lên chính phủ của họ.
Tháng 7/2019, học viên Pháp Luân Công đệ trình danh sách những người liên quan đến cuộc bức hại lên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, yêu cầu đưa họ vào danh sách bị hạn chế nhập cảnh theo luật định.
Pháp Luân Công vẫn bị bức hại nghiêm trọng
Ngày 28/6/2022, tại Hội nghị Thượng đỉnh Tự do Tôn giáo Quốc tế lần thứ 2 được tổ chức tại Washington, Hoa Kỳ, việc ĐCSTQ tiếp tục bức hại các học viên Pháp Luân Công đã thu hút sự chú ý.
Ông Tom Farr, Chủ tịch Hiệp hội Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ, nói trong một bài phát biểu rằng: “Chế độ Cộng sản Trung Quốc giết người và mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công.”
Ông Sam Brownback, cựu Đại sứ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tự do tôn giáo, đồng chủ trì hội nghị thượng đỉnh, nói với phóng viên của Epoch Times rằng ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công là “tội ác diệt chủng” , và kêu gọi cộng đồng quốc tế áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với ĐCSTQ.
Ngày 5/5 năm nay, Nghị viện châu Âu đã thông qua một nghị quyết, bày tỏ “sự quan ngại nghiêm trọng đối với các báo cáo về hoạt động mổ sống cướp nội tạng các tù nhân ở Trung Quốc một cách liên tục, có hệ thống, vô nhân đạo và được nhà nước phê duyệt, cụ thể hơn là mổ cướp nội tạng của học viên Pháp Luân Công.”
Ngày 12/4 năm nay, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đệ trình Báo cáo Nhân quyền năm 2021 lên Quốc hội, trong đó chỉ ra rằng ĐCSTQ đã tùy tiện bắt cóc và giam giữ các học viên Pháp Luân Công.
Minghui.org báo cáo, chỉ trong nửa đầu năm nay, 92 học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại đến chết.
Năm 2021, ít nhất 16.413 học viên Pháp Luân Công bị bắt cóc và sách nhiễu, 1.184 người bị kết án oan, 131 người bị bức hại đến chết.
Năm 2020, ít nhất 15.235 học viên Pháp Luân Công bị bắt cóc và sách nhiễu, 622 người bị kết án bất hợp pháp, 88 người bị bức hại đến chết.
Một lượng lớn các trường hợp trên trang Minghui.org cho thấy, các thủ đoạn tra tấn của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công là vô cùng khủng khiếp, như sốc điện, thiêu đốt thân thể bằng lửa đỏ, treo người, đóng băng, dội nước nóng, còng tay chân, kéo, trói, kéo căng, đánh roi, bỏ đói, phạt ngồi xổm, phạt đứng, phạt ngồi, đốt cháy cơ thể, nhấn chìm trong nước, hãm hiếp …
Một số tội ác của những kẻ bức hại
Từ ngày 16/4/2017, ông Mã Đình Đống là Phó Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật của Tỉnh ủy Liêu Ninh, kiêm Phó Giám đốc Phòng 610 tỉnh Liêu Ninh (một tổ chức bất hợp pháp chuyên bức hại Pháp Luân Công), kiêm Phó Giám đốc Phòng 610 (cấp phó cục).
Cuối năm 2017, Phòng 610 của tỉnh Liêu Ninh, Ủy ban Chính trị và Pháp luật cùng Văn phòng Duy trì Ổn định đã sử dụng Văn phòng Duy trì Ổn định và Phòng Tư pháp của mỗi thành phố, ban hành lệnh cho các nhà tù trên toàn tỉnh thực hiện “hoạt động đặc biệt” , nhằm cưỡng bức “chuyển hóa” các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ bất hợp pháp.
Ngày 19/5/2017, Mã Đình Đống đưa người đến thành phố Triều Dương, tỉnh Liêu Ninh, thúc giục họ xé bỏ các biểu ngữ sự thật do học viên Pháp Luân Công dán, và bắt cóc nhiều học viên Pháp Luân Công ở thành phố Triều Dương.
Minghui.org đưa tin, trong năm 2017, ít nhất 974 học viên Pháp Luân Công đã bị ĐCSTQ kết án bất hợp pháp. Trong đó có 179 người ở Liêu Ninh, đứng đầu trong số 10 khu vực bắt cóc nhiều học viên Pháp Luân Công nhất.
Trong nhiệm kỳ từ tháng 9/2016 – 10/2021 của ông Ngô Triết, cựu Viện trưởng Viện kiểm sát thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, 179 học viên Pháp Luân Công tại địa phương đã bị truy tố bất hợp pháp và kết án tù oan. Trong đó 70 người bị kết án từ 4 năm trở lên, các học viên Lưu Hy Vĩnh, Trịnh Đức Tài, Trọng Thục Quyên bị bức hại đến chết.
Ngày 19/9/2017, ông Lưu Hy Vĩnh khi đó đã 80 tuổi, bị kết án 3 năm tù oan, nhưng không được thi hành vì lý do sức khỏe. Ngày 9/4/2018, ông lại bị bắt cóc một lần nữa, giữa tháng 5, ông bị đưa đến nhà tù Bản Khê. Ngày 9/4/2021, lẽ ra được ra tù, nhưng cuối cùng ông lại bị đưa đến trại tạm giam, tiếp tục chịu án oan 4 năm, và bị nhốt vào Nhà tù số 3 thành phố Đại Liên. Mặc dù ông ốm nặng vì bị bức hại, nhà tù vẫn từ chối thả ông ra. Ngày 29/12/2021, ông ngậm oan lìa đời.
Bà Đào Thục Bình, trưởng phòng giam số 9 của Nhà tù nữ Hắc Long Giang, đã đánh đập học viên Pháp Luân Công, đồng thời chỉ thị cho các tù nhân, cai ngục tra tấn và ngược đãi các học viên Pháp Luân Công.
Ngày 26/11/2003, bà Đào Thục Bình và Ngô Diễm Kiệt – Trưởng phòng giam của khu nhà giam số 5, đã chỉ thị cho các tù nhân cưỡng bức lôi hơn 50 học viên Pháp Luân Công ra ngoài trời gió lạnh. Họ để cảnh sát chống bạo động dẫn tù nhân đến đánh đập các học viên một cách thô bạo, nhiều người bị đánh đến thương tích đầy mình.
Theo một học viên Pháp Luân Công bước ra từ Nhà tù Nữ Hắc Long Giang, tháng 11/2015, khoảng 200 học viên Pháp Luân Công bị giam giữ bất hợp pháp tại Nhà tù Nữ Hắc Long Giang.
Đào Thục Bình là Trưởng phòng giam của khu nhà giam số 9, nơi bị bức hại nghiêm trọng nhất. Bà ta chọn những tù nhân có hành vi xấu xa nhất để giám sát các học viên Pháp Luân Công. Dưới sự sai khiến và bảo vệ của họ, những tù nhân này tùy ý đánh đập, mắng nhiếc các học viên Pháp Luân Công, buộc họ phải viết “báo cáo tư tưởng” và “chuyển hóa”, đồng thời bức thực dã man các học viên đang tuyệt thực.
Một học viên Pháp Luân Công mái tóc bạc phơ, ngoài 60 tuổi không chịu hợp tác và không chịu “chuyển hóa” (từ bỏ tu luyện) đã bị các tù nhân túm tóc đánh đập tập thể. Sau đó học viên này còn bị trói vào đầu giường, hai tay giật ra sau lưng không biết bao nhiêu ngày.
Cộng đồng quốc tế đồng thuận trong việc chế tài những kẻ bức hại nhân quyền
Hoa Kỳ đã dẫn đầu trong việc thông qua “Đạo luật Magnitsky Toàn cầu” vào năm 2016, đạo luật này sẽ có hiệu lực trong vòng 6 năm, đến hết ngày 23/12/2022. năm 2022, Quốc hội Hoa Kỳ sửa đổi Đạo luật này, vào tháng 4, Tổng thống Hoa Kỳ đã ký và biến nó thành luật vĩnh viễn.
Vào Ngày Nhân quyền Quốc tế 10/12/2020, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố các biện pháp trừng phạt 17 quan chức nước ngoài bức hại nhân quyền. Trong đó có ông Hoàng Viễn Hùng, một quan chức thực thi pháp luật Trung Quốc chuyên bức hại các học viên Pháp Luân Công và vợ của ông ta.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ lúc đó là ông Mike Pompeo tuyên bố rằng ông Hoàng Viễn Hùng, người đứng đầu Sở cảnh sát Ngô Thôn, thuộc Chi nhánh Tư Minh của Sở Công an thành phố Hạ Môn, đã vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tín ngưỡng của các học viên Pháp Luân Công.
Ngày 12/5/2021, trong một cuộc họp báo tại Bộ Ngoại giao, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken công bố các biện pháp trừng phạt đối với ông Dư Huy, cựu Giám đốc Văn phòng 610 ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. “Dư Huy và gia đình trực hệ của ông ấy không đủ điều kiện để nhập cảnh vào Hoa Kỳ,” ông nói.
Trong khi Hoa Kỳ sử dụng “Đạo luật Magnitsky Toàn cầu”, các quốc gia khác cũng tuân theo luật trách nhiệm giải trình nhân quyền.
Ngày 21/11/2019, Quốc hội Hà Lan đã thông qua một kiến nghị, yêu cầu Chính phủ Hà Lan chuẩn bị “Đạo luật về trách nhiệm giải trình nhân quyền Magnitsky” phiên bản Hà Lan trước ngày 31/1/2020. Dự luật này sẽ được thúc đẩy ở Hà Lan nếu trước đó EU chưa thông qua một dự luật tương tự.
Ngày 7/12/2020, các nước thành viên EU đã ký một thỏa thuận thành lập “Đạo luật Magnitsky Toàn cầu” tương tự như của Hoa Kỳ.
Tháng 4/2021, Na Uy đã thông qua “Đạo luật Thực hiện Các chế tài Quốc tế” , trừng phạt những kẻ bức hại nhân quyền.
Tháng 7/2021, 35 nghị sĩ Canada cùng nhau gửi một lá thư tới Thủ tướng Justin Trudeau, yêu cầu Chính phủ Canada xử phạt các quan chức ĐCSTQ vi phạm nghiêm trọng nhân quyền của học viên Pháp Luân Công theo “Đạo luật Nạn nhân của Quan chức Tham nhũng Nước ngoài” (còn được gọi là Đạo luật Magnitsky).
Ngày 2/12/2021, Thượng viện và Hạ viện Úc đã thông qua “Đạo luật Magnitsky” phiên bản Úc.
Pháp Luân Công, còn được gọi là “Pháp Luân Đại Pháp”, là một môn tu luyện Phật gia Thượng thừa, dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, với 5 bài công pháp có tác dụng đáng kinh ngạc trong việc chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe. Môn này đã được truyền ra ở Trung Quốc vào năm 1992 và người dân được đón nhận rộng rãi. Theo thống kê nội bộ của Bộ Công an ĐCSTQ, trước năm 1999, số lượng học viên Pháp Luân Công đã lên tới 70 triệu – 100 triệu người.
Tháng 7/1999, Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã ra lệnh đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, và đã vượt xa phạm vi pháp luật. Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bỏ tù, tra tấn đến mức tàn phế hoặc tử vong, và thậm chí họ còn bị mổ sống cướp nội tạng. Đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế.
Bình Minh (t/h)
Vì sao 70 triệu người Trung Quốc tập Pháp Luân Công thập niên 1990? Vào những năm 90 của thế kỷ trước, Pháp Luân Công đã trở thành một hiện tượng nổi bật ở Trung Hoa Đại Lục.