3 tỷ tấn nước biển bị nuốt chửng mỗi năm: "Thủ phạm" gầm lên từ 10.000m dưới đáy đại dương
Theo các chuyên gia, 3 tỷ tấn nước biển biến mất mỗi năm có liên quan tới tiếng gầm bí ẩn phát ra từ 10.000m dưới rãnh sâu nhất thế giới.
Hiện nay với trình độ khoa học công nghệ của con người đã phát triển rất nhanh chóng, nhiều nơi mà trước đây chưa thể đặt chân tới giờ đã dần phát lộ. Đại dương luôn tồn tại vô vàn bí ẩn với con người. Nếu như trước đây con người chỉ có thể lặn sâu dưới đáy biển vài trăm mét thì nay đã có thể chạm tới rãnh Mariana, nơi sâu nhất thế giới tới 11.034m.
Độ sâu của rãnh Mariana khiến nó trở thành vị trí quan trọng trong việc trao đổi nước nóng và lạnh giữa các đại dương. Khi nhiệt độ thay đổi, những chất lỏng này di chuyển qua đại dương và tạo ra sự lưu thông.
Rãnh Mariana được coi là thành phần chính của chu trình nước sâu. Nước sâu là một khối nước nằm sâu trong đại dương, được tách ra khỏi nước bề mặt và lưu thông giữa các đại dương. Theo quan sát của các nhà khoa học, nước biển bị rãnh Mariana nuốt chửng có thể liên quan đến chu trình này. Và chúng có thể là một phần của vùng nước sâu có nguồn gốc từ Nam Cực. Vùng nước sâu này lưu thông qua chu trình nước sâu toàn cầu và cuối cùng đi vào rãnh Mariana.
Rãnh Mariana cũng có thể liên quan đến các hoạt động sinh học trong nước biển. Sự phân bố và di cư của các sinh vật trong đại dương bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố môi trường khác nhau, chẳng hạn như nhiệt độ nước, chất dinh dưỡng và dòng hải lưu. Nước biển bị rãnh Mariana nuốt chửng có thể chứa một lượng lớn quần xã sinh vật, vi sinh vật và chất hữu cơ. Nghiên cứu những sinh vật này có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò của rãnh Mariana và hệ sinh thái của nó.
Tuy nhiên, khi các nhà khoa học nghiên cứu rãnh Mariana thì họ phát hiện ra mỗi năm có tới 3 tỷ tấn nước biển bị rãnh Mariana "nuốt chửng". Hơn nữa, rãnh Mariana đã tồn tại hơn 6.000 năm, cũng tức là đã có hàng chục nghìn tỷ tấn nước biển bị hút xuống đó. Đây quả thực là 1 con số khổng lồ.
Việc rãnh Mariana "nuốt" nước biển thực sự là 1 hiện tượng địa lý bình thường nhưng lượng nước mất đi thực sự lớn đến nỗi khiến cho các nhà khoa học kinh ngạc. Kỳ lạ hơn, sau khi bị hút, mực nước biển không hạ xuống mà lại dâng lên.
Cùng với đó, họ còn tình cờ phát hiện ra những tiếng gầm bí ẩn phát ra từ dưới rãnh Mariana ở độ sâu 10.000m . Những âm thanh này rất đáng sợ, chúng ồn ào và ngắt quãng, rất giống với âm thanh trong các bộ phim kinh dị thực khiến người ta kinh hãi. Âm thanh kỳ lạ đôi khi giống như tiếng cá voi kêu, lúc lại giống như như những cơn sóng gầm.
Liệu việc nước biển biến mất có liên quan gì tới tiếng gầm này không? Phải chăng dưới rãnh Mariana còn có "thứ" nào đó rất kinh khủng?
Sau 3 năm dùng máy móc thăm dò, các nhà khoa học nhận ra rằng tiếng gầm gừ dưới rãnh Mariana thực sự có liên quan tới việc nước biển bị "nuốt chửng" . Lượng nước biển bị rãnh Mariana hút vào quá lớn cũng đã gây ra tiếng gầm kỳ lạ kia. Hơn nữa, việc rãnh Mariana đẩy nhanh tốc độ nuốt nước biển vốn là do con người khai thác tài nguyên dưới lòng đất quá mức .
hiện tượng ấm lên toàn cầu. Hiện tượng này làm cho băng tan, nước đổ ra biển nhiều hơn khiến mực nước biển dâng cao dù mỗi năm rãnh Mariana hút tới 3 tỷ tấn nước biển
Dù các nhà khoa học đã tìm ra nguồn gốc của tiếng gầm kỳ lạ dưới rãnh Mariana nhưng hậu quả của hiện tượng này rất đáng để con người cảnh giác. Bởi trên Trái đất hiện đang có nhiều hơn 1 rãnh nuốt nước biển tương tự như rãnh Mariana. Nếu nước biển xâm nhập vào quá nhiều có thể làm tăng sự mất ổn định của cấu trúc bên trong vỏ Trái đất.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng cho rằng, lượng nước biển sau khi thâm nhập vào bên trong Trái đất sẽ không thể ở lại. Thay vào đó, chúng sẽ quay trở lại mặt đất theo nhiều cách khác nhau như phun trào núi lửa, sạt lở đất, lũ bùn… Việc này cũng sẽ khiến cho các thảm họa địa chất trên Trái đất gia tăng, nhân loại sẽ còn phải nhiều hơn hậu quả do mình đã gây ra.