3 triệu chứng ở bàn chân ngầm cảnh báo bệnh tiểu đường đang rình rập, nếu có đủ cả 3 thì nên đi khám ngay

Chia sẻ Facebook
14/04/2022 11:53:37

Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường có thể xuất phát từ thói quen ăn uống và lối sống sinh hoạt chưa khoa học của nhiều người. Tuy nhiên, nếu phát hiện ra bệnh từ sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh vẫn khá cao bạn nhé!

Tiểu đường là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và các biến chứng do tiểu đường gây ra lại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Nguyên nhân gây tiểu đường có thể là do người bệnh chưa biết cách kiểm soát chuyện ăn uống nên làm nồng độ đường huyết trong cơ thể tăng lên. Chính từ đây, các dây thần kinh và mạch máu sẽ bị tổn thương, gây ảnh hưởng đến chi dưới, dẫn đến nhiễm trùng, viêm loét chi dưới. Đó cũng là lý do vì sao khi mắc bệnh tiểu đường, người bệnh sẽ gặp phải 3 vấn đề ở bàn chân như sau.

1. Tê bàn chân

Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường có biểu hiện tê bì, ngứa ran ở bàn chân. Nguyên nhân là do người bệnh không kiểm soát tốt lượng đường trong máu, từ đó làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở bàn chân, sờ vào sẽ có cảm giác đau. Bệnh nhân cũng có thể bị tê, ngứa ran hoặc bỏng rát ở chân mỗi khi bước đi.

2. Da chân khô nứt, thâm đen

Bệnh tiểu đường cũng có thể gây ảnh hưởng đến làn da, biểu hiện rõ rệt là tình trạng khô nứt, bong tróc da ở bàn chân. Hơn nữa, khi lượng đường trong máu bị ảnh hưởng như vậy, quá trình tuần hoàn máu ở chân sẽ kém hơn và khiến một số sắc tố từ từ lắng đọng tại đây nên làm bàn chân bị thâm đen.

Do đó, ngay khi thấy các ngón chân bắt đầu chuyển sang màu đen (có người có mùi lạ ở chân) thì nên xem xét đó có phải là triệu chứng tiểu đường hay không nên tốt nhất cần đi khám ngay.

3. Chân bị loét, sưng tấy

Khi người bệnh tiểu đường gặp phải biến chứng ở bàn chân, các nốt mụn nước nhỏ trên da bàn chân sẽ chực chờ xuất hiện. Nếu các mụn nước này vỡ ra, vi khuẩn có thể xâm nhập vào vết thương, gây loét chân và sưng tấy.

Nhìn chung, bệnh nhân bị tiểu đường rất khó có thể chữa lành vết loét ở chân trong thời gian ngắn, vì tốc độ lành vết thương tương đối chậm. Vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hở ngày càng nhiều khiến vết loét to và sưng tấy khó kiểm soát. Loét bàn chân có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ ở bàn chân, gây ra những thay đổi trên da bàn chân, và khi tình trạng trở nên trầm trọng hơn, nhiều bệnh nhân phải đối mặt với thảm cảnh cắt cụt chi.


Nguồn: Sohu

Chia sẻ Facebook