3 thói quen tốt giúp nâng cao khả năng hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch là hàng rào quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể, nâng cao khả năng miễn dịch giúp cơ thể tránh bị virus và vi khuẩn xâm nhập.
Hệ miễn dịch là hàng rào vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể con người, nếu khả năng miễn dịch suy yếu thì rất dễ bị virus và vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến phát sinh bệnh tật.
Nguồn miễn dịch của con người
Miễn dịch là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể, là khả năng cơ thể nhận biết và đào thải bất kỳ vật thể lạ nào bao gồm virus, vi khuẩn… từ bên ngoài, để giúp cơ thể chống lại sự sự lão hóa, tổn thương, tử vong, thoái hóa của tế bào. Đặc biệt hệ miễn dịch còn có chức năng xác định và kháng lại các tế bào đột biến trong cơ thể, cũng như khả năng lây nhiễm của virus.
Ruột được coi là cơ quan tiêu hóa, cơ quan miễn dịch quan trọng của cơ thể người, hơn 70% tế bào miễn dịch như tế bào T, tế bào B và tế bào tiêu diệt tự nhiên (NK) đều tập trung ở đây.
Khả năng miễn dịch thấp có những biểu hiện sau:
1. Khó chịu đường tiêu hóa
Khả năng miễn dịch kém sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe đường tiêu hóa như tiêu chảy nhiều lần, đau dạ dày, chán ăn hoặc khi ăn đồ quá cay nóng sẽ dễ gây khó chịu đường tiêu hóa.
2. Bệnh ngoài da
Khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm sẽ xuất hiện nhiều bệnh ngoài da, dị ứng, đỏ da, ngứa, phát ban và các triệu chứng bất lợi khác như hắt hơi, ngứa họng và mụn trứng cá.
3. Bệnh chàm
Tất cả các loại bệnh chàm xuất hiện, hoặc bệnh chàm đã được chữa khỏi lại tái phát lặp đi lặp lại.
4. Bệnh truyền nhiễm
Dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn người bình thường như cảm lạnh, cúm, viêm đường tiết niệu..v.v. Ngoài ra thỉnh thoảng ăn phải đồ ăn không sạch sẽ cũng dễ gây viêm dạ dày.
5. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nguyên nhân chính là do niệu đạo và bàng quang dễ bị viêm nhiễm, nhiễm trùng dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu buốt.
Xây dựng 3 thói quen tốt để nâng cao hệ miễn dịch
1. Tăng cường vận động
Tập thể dục đúng cách để tăng cường khả năng tự bảo vệ của cơ thể như chơi bóng rổ, chạy, bơi lội, đạp xe..v.v. không chỉ có thể thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo trong cơ thể, cải thiện vóc dáng mà còn nâng cao khả năng miễn dịch và khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể trong quá trình tập luyện.
2. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Trong chế độ ăn uống, bạn có thể ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin và protein, chẳng hạn như sữa, trứng, thịt nạc, cá và các sản phẩm từ đậu nành, rau, trái cây, v.v. bởi vì các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể chủ yếu được lấy từ chế độ ăn uống. Với sự kết hợp giữa thịt, rau và dinh dưỡng cân bằng sẽ đáp ứng nhu cầu cơ thể, tăng cường thể chất, đảm bảo sức khỏe tốt. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều gia vị và đồ ăn nhiều dầu mỡ.
4. Cải thiện giấc ngủ
Đảm bảo ngủ đủ thời gian mỗi ngày mà tiền đề để thiết lập một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Giấc ngủ không tốt, thiếu ngủ lâu ngày, thói quen thức khuya muộn là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng cơ thể bị suy kiệt, thể trạng ngày càng yếu, thậm chí sinh ra nhiều bệnh tật.
Thời gian ngủ không đủ, các cơ quan quan trọng không được nghỉ ngơi để sửa chữa một cách kịp thời, dẫn đến chức năng giảm sút, sức đề kháng suy yếu sau nhiều lần tác động, rối loạn nội tiết và cuối cùng cơ thể sẽ lão hóa nhanh hơn. Tất cả đều là do thức khuya làm việc và nghỉ ngơi không điều độ.
Vì vậy để đảm bảo cho một giấc ngủ chất lượng và các chức năng miễn dịch được hoạt động bình thường thì hàng ngày hãy tập thói quen dậy sớm và tối ngủ đúng giờ và không thức quá khuya bạn nhé.
Liên Tâm, Vision Times
Dấu hiệu suy giảm miễn dịch, các yếu tốt ảnh hưởng và cách khắc phục
Thường xuyên bị cảm, sốt, nhức đầu, vết thương khó lành, nhiệt miệng, mệt mỏi kinh niên…, tất cả đều cho thấy thân thể bị suy giảm miễn dịch.