3 rủi ro khi bạn để lộ thông tin CCCD, ai cũng nên biết để không mất tiền oan
CCCD gắn chip là một vật bất ly thân rất quan trọng với mỗi người chúng ta, bởi vậy bạn đừng bao giờ để lộ thông tin kẻo sớm muộn cũng thiệt thòi.
3 rủi ro bạn có thể gặp phải khi để lộ thông tin CCCD
Mở tài khoản ngân hàng, các khoản vay tài chính: Khi bạn lộ chứng minh nhân dân (CMND), căn cước công dân (CCCD), các thông tin liên quan trên thẻ có thể bị người khác sử dụng để đăng ký mở tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng nhằm mục đích xấu.
Cách để kiểm tra số CMND/CCCD của mình đã đăng ký số tài khoản của ngân hàng hay chưa, hãy liên hệ tới tổng đài chăm sóc khàng hàng và nhờ kiểm tra.
Đăng ký số điện thoại trả sau: Nhiều người sử dụng số CMND/CCCD để đăng ký dịch vụ trả sau của điện thoại. Nếu vô tình để lộ thông tin, bạn có thể trở thành con nợ cho những khoản phí trả sau của điện thoại.
Để kiểm tra xem số CMND/CCCD đã đăng ký bao nhiêu sim chính chủ, soạn tin nhắn theo cú pháp TTTB gửi 1414. Nếu như phát hiện một số điện thoại khác mà không phải do mình đăng ký cần nhanh chóng liên hệ đến nhà mạng để phản ánh kịp thời.
Rắc rối với mã số thuế cá nhân: Hiện nay có không ít công ty dùng CMND, thẻ Căn cước công dân trong hồ sơ xin việc của ứng viên khi tuyển dụng nhân sự để đăng ký mã số thuế mà người này không hề biết.
Chỉ tới khi muốn đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân, kiểm tra thì phát hiện đã có mã số thuế, trong khi, chưa từng đi làm ở đâu hay đăng ký mã số thuế trước đó. Lúc này, sẽ phải mất thời gian liên hệ với chi cục thuế để được giải quyết.
Vô tình dính bẫy app lừa đảo cần làm gì?
Khi không may trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo vay tiền qua app hoặc khi nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo cần báo ngay đến cơ quan có thẩm quyền để được hướng dẫn, giải quyết kịp thời. Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 và Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2017, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm gồm:
- Cơ quan điều tra;
- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
- Viện kiểm sát các cấp;
- Các cơ quan, tổ chức khác: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.
Như vậy, khi bị lừa đảo hoặc nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo cần báo ngay đến một trong các cơ quan nêu trên để được giải quyết kịp thời.
Các bước tố cáo app vay tiền lừa đảo.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tố giác tội phạm
Hồ sơ sẽ gồm các giấy tờ sau đây:
- Đơn tố cáo lừa đảo vay tiền qua app;
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân;
- Các tài liệu, giấy tờ, chứng cứ liên quan đến hành vi lừa đảo qua app vay tiền.
Bước 2: Tố giác đến cơ quan có thẩm quyền
Có thể thực hiện bằng một trong các cách sau:
Gửi trực tiếp tại trụ sở cơ quan chức năng;
- Gửi qua đường bưu điện;
- Gửi qua hộp thư điện tử.
Bước 3: Xác minh và giải quyết vụ việc
Sau khi nhận được tin tố giác, cơ quan chức năng sẽ tiếp nhận và lấy lời khai, lời trình bày ban đầu. Sau đó, tiến hành xác minh vụ việc xem có dấu hiệu của tội phạm hay không để có căn cứ quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án đó.