3 phương pháp giảm triệu chứng “thấp khí” trong cơ thể
Cảm thấy khô miệng, đắng miệng, uể oải, cơ thể mệt mỏi, dạ dày khó chịu, tinh thần không thể phấn chấn… là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bị chứng “thấp khí”, nghĩa là có sự ẩm ướt trong cơ thể.
Các dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị thấp khí
1. Khi thức dậy chân tay nặng nề
Sáng ngủ dậy nhưng tinh thần uể oải và vẫn còn cảm giác buồn ngủ, chân tay nặng nề. Đặc biệt các bắp chân thường sẽ đau và nặng, tay chân lạnh, không buồn cử động, đây đều là những biểu hiện khi cơ thể bị thấp khí.
2. Da phát ban
Da hay nổi mẩn ngứa, thỉnh thoảng tay chân bị mụn rộp nhỏ, tóc thường xuyên bết dầu và thậm chí là da mặt bị bong tróc khô ráp.
3. Phân dính vào bồn cầu
Phân thường dính vào bồn cầu, dội nước không sạch, điều này chứng tỏ cơ thể đang gặp tình trạng thấp khí.
4. Lưỡi đóng bợn trắng
Nếu như lưỡi đóng bợn trắng dày, nhìn trơn mà ẩm tức là trong người đang bị thủy thấp (bệnh thấp kiêm nước) ; nếu rêu lưỡi sần sùi hoặc dày, vàng nhớt tức là trong người bị “thấp nhiệt” (bệnh thấp kiêm nhiệt).
5. Buồn nôn khi đánh răng
Có người vừa đánh răng liền nôn, buồn nôn, cổ họng luôn có cảm giác dơ bẩn, muốn khạc cũng không ra được, đây cũng là biểu hiện của cơ thể thấp khí.
6. Chân tay nặng nề
Người bị thấp khí phần lớn rất lười vận động, đồng thời thường cảm thấy cơ thể nặng nề, chân tay yếu ớt. Nhưng nếu càng ít vận động, khí ẩm sẽ càng tích tụ trong cơ thể nhiều, điều này sẽ dẫn đến thấp khí lá lách và gây ra các bệnh theo thời gian.
7. Kén ăn
Ăn không ngon, tức ngực và bụng, hay bị tiêu chảy bất thường là do tỳ vị bất hòa gây nên.
Một số thói quen gây thấp khí thường gặp
Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người đã vô tình mắc phải một số hành động và thói quen sai lầm khiến cho cơ thể gặp phải tình trạng thấp khí. Trong đó 8 thói quen xấu này là phổ biến nhất:
1. Thiếu ngủ
Khi cơ thể đạt được một giấc ngủ ngon mỗi đêm, sẽ giúp trạng thái thể chất và tinh thần trở nên nhẹ nhàng hơn. Theo quan điểm của Trung y, ngủ không đủ giấc là một triệu chứng của tỳ vị hư nhược. Do đó nên tập thói quen đi ngủ trước 11 giờ tối, kết hợp thêm với một số bài tập thể dục mỗi ngày sẽ khiến chất lượng giấc ngủ được cải thiện tốt hơn.
2. Ăn khẩu vị nặng
Chất lượng của chức năng đường tiêu hóa có liên quan đến dinh dưỡng và chuyển hóa nước, cách tốt nhất chính là ăn uống điều độ và cân đối. Dầu mỡ, mặn, ngọt, cùng các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, vị nồng sẽ gây khó khăn trong việc tiêu hóa, từ đó dẫn đến tình trạng đầy bụng và viêm dạ dày. Không những vậy, đồ ngọt và đồ chiên rán sẽ khiến cơ thể sản sinh peroxit và làm trầm trọng thêm phản ứng viêm.
3. Thích ăn đồ lạnh
Trung y cho rằng thực phẩm sống hoặc lạnh, như kem, trái cây và rau quả lạnh sẽ làm chức năng tiêu hóa và hấp thụ của dạ dày bị đình trệ, tạo cơ hội cho mầm bệnh bên ngoài xâm nhập. Vì vậy không nên ăn quá nhiều những loại thực phẩm này, còn trong nấu ăn thì tốt nhất nên thêm hành lá và gừng để làm giảm tính lạnh của rau.
4. Thích uống rượu
Theo Trung y, rượu có thể giúp cho tà khí xâm nhập cơ thể, vì vậy nên càng uống ít rượu càng tốt chứ đừng nói đến việc dùng rượu để giải sầu.
5. Ít vận động
Người ít vận động thường có triệu chứng thấp khí như cơ thể nặng nề, tay chân yếu ớt. Càng ít vận động, độ ẩm sẽ càng tích tụ trong cơ thể. Do đó nên thường xuyên thực hiện các bài tập thể dục thích hợp như chạy, đi bộ, bơi lội, v.v.. để thúc đẩy hoạt động phối hợp của các cơ quan trong cơ thể và đẩy nhanh quá trình giảm thấp khí .
6. Ngồi lâu
Ngồi lâu sẽ khiến máu cung cấp lên não không đủ, kéo theo tình trạng não bị giảm một lượng oxy và chất dinh dưỡng đáng kể, từ đó làm trầm trọng thêm tình trạng mệt mỏi, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, gây đau mỏi cơ, cứng cổ, đau đầu và chóng mặt.
7. Thích sử dụng điều hòa
Nhiều người có thói quen thích sử dụng điều hòa và thích cảm giác mát lạnh thoải mái. Tuy nhiên điều này có thể dẫn tới việc cơ thể bị phá vỡ dòng năng lượng dương, khiến cho “thấp tà” (ngoại tà gây bệnh có tính chất ẩm) xâm nhập vào cơ thể. Do đó, vào mùa hè, sau khi tắm cần chú ý tránh điều hòa, nước tắm không được quá lạnh, sau khi gội đầu thì nên nên kịp thời lau khô tóc.
8. Môi trường không thông thoáng
Ở lâu trong phòng kín, môi trường tự nhiên không được thông thoáng cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn tự nhiên trong cơ thể. Bạn nên mở cửa sổ đúng lúc để thông gió, đặc biệt là khi phòng ốc ẩm ướt.
Các phương pháp giảm thấp khí
Tuy nhiên cho dù độ ẩm trong cơ thể cao và gây nhiều mệt mỏi cho cơ thể, nhưng nếu áp dụng 3 phương pháp sau đây, thì bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng này.
1. Chế độ ăn nhạt
Ăn thức ăn chế biến nhạt tức là ăn nhiều rau củ quả, hạn chế ăn béo, ngọt, nồng và cay, đặc biệt là tránh xa đồ nướng, rượu bia. Đồng thời bổ sung chất đạm và một lượng nhỏ thịt nạc. Bên cạnh đó hãy chú ý đến một số loại thực phẩm có tác dụng trừ ẩm như lúa mạch, khoai lang đỏ, khoai tây, khoai từ, mầm đậu nành, mầm đậu xanh, bí đao, đu đủ, đậu ván trắng và đậu đỏ.
2. Tăng cường tiết mồ hôi
Đổ mồ hôi thông qua tập thể dục là một cách tốt để giảm thấp khí, nhưng những người yếu hoặc mắc bệnh mãn tính nên thực hiện tùy theo khả năng và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
3. Giữ cho phòng ốc luôn khô ráo
Nếu trong nhà quá ẩm, hãy bật chức năng hút ẩm của điều hòa hoặc khi ngoài trời có nắng ráo, hãy mở cửa sổ để phòng ốc được khô ráo thoáng mát.
Liên Tâm, Vision Times
Nghiên cứu: Không phải thuốc lá, bia rượu, đây mới là nguyên nhân gây lão hóa hàng đầu
Hút thuốc và uống rượu là nguyên nhân gây lão hóa chủ yếu, các chuyên gia gần đây đã phát hiện ra một nguyên nhân quan trọng khác.