3 mục tiêu chiến lược của ông Tập Cận Bình trong nhiệm kỳ mới

Chia sẻ Facebook
01/11/2022 06:22:15

Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kết thúc với tâm điểm ông Tập Cận Bình phá thông lệ tiếp tục nhiệm kỳ lãnh đạo thứ ba. Theo đó, hệ quả khiến cộng đồng quốc tế chú ý là ‘xu hướng tương lai Trung Quốc’. Truyền thông Mỹ có phân tích về vấn đề này.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh chụp màn hình video)

Nhận định từ Washington Post


Tờ Washington Post phân tích rằng có thể từ thành phần 24 thành viên của Bộ Chính trị ĐCSTQ khóa mới để suy đoán động thái của ông Tập trong nhiệm kỳ thứ ba. Bài viết nhận định trọng tâm ưu tiên là vấn đề phát triển công nghệ và năng lực quân sự: Một là nhằm ứng phó áp lực từ Mỹ và phương Tây, hai là nhằm thôn tính Đài Loan.


Trong số các ủy viên Bộ Chính trị mới, ông Mã Hưng Thụy (Ma Xingrui), Trương Quốc Thanh (Zhang Guoqing), Lý Can Kiệt (Li Ganjie), Lưu Quốc Trung (Liu Guozhong) và  Viên Gia Quân (Yuan Jiajun) là những người đã từng làm việc trong các doanh nghiệp quân sự quốc doanh, hoạt động liên quan đến những chương trình đưa người lên vũ trụ và các chương trình tên lửa thông thường và hạt nhân của quân đội.


Ông Neil Thomas, một nhà nghiên cứu cấp cao về Trung Quốc tại tổ chức tư vấn Eurasia Group (Mỹ) nói với Washington Post, rằng vấn đề trọng dụng nhân sự như vậy phản ánh việc ông Tập “tập trung vào chuyên môn khoa học và công nghệ của những người này, theo đuổi những đổi mới để Trung Quốc tránh bẫy thu nhập trung bình và thoát cảnh phụ thuộc phương Tây trong các công nghệ cốt lõi ”.


Một vấn đề liên quan khác trong việc lựa chọn Bộ Chính trị của ông Tập là vấn đề Đài Loan.


Theo thống kê từ Washington Post , 15/24 ủy viên của Bộ Chính trị khóa mới ít nhiều có quan hệ với Đài Loan, một số có trải nghiệm quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai bờ eo biển, trong khi một số khác được coi là có liên quan cuộc tấn công quân sự trong tương lai vào Đài Loan.


Trong đó, ông Thái Cơ mới vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị là người đã đến thăm Đài Loan hồi năm 2012 với tư cách là quan chức địa phương ở Chiết Giang, từng viết bài khuyến khích các doanh nhân Đài Loan đầu tư vào Đại Lục, có nhiều trải nghiệm tiếp xúc với các chính trị gia Đài Loan thuộc Quốc dân đảng. Một Ủy viên Bộ Chính trị khác là Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trương Hựu Hiệp (72 tuổi) cũng được coi là có liên quan đến Đài Loan. Quan chức này từng tham gia chiến tranh biên giới với Việt Nam và kinh nghiệm chiến đấu đó có vai trò quan trọng trong cuộc chiến xâm lược Đài Loan.


Sau bế mạc Đại hội 20 của ĐCSTQ thì ông Trương Văn Thanh – Bộ trưởng Bộ An ninh – đã được ông Tập đề bạt đặc cách vào Bộ Chính trị. Theo học giả Ngô Quốc Quang (Wu Guoguang) người Hoa tại Đại học Stanford, đại ý là ở Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình thì “nhiều điệp viên đã bước vào trung tâm quyền lực” , giống như KGB trong thời Liên Xô. Có vẻ như ông Tập Cận Bình thúc đẩy tập trung toàn lực không chỉ ở vấn đề kiểm soát xã hội dân sự mà còn giám sát giới tinh hoa chính trị và quan hệ đối ngoại.

Kết thúc con đường cởi mở


Vào ngày 23/10, ĐCSTQ đã công bố danh sách các ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa mới. Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với VOA gần đây, Chủ tịch Joerg Wuttke của Phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc cho biết danh sách các thành viên mới của Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ khóa 20 là bất ngờ, đánh dấu sự kết thúc kỷ nguyên cải cách và mở cửa của Trung Quốc.


Ông Wuttke đã đến Trung Quốc từ năm 1982 và sống ở đó 33 năm, nói rằng ông vốn nghĩ Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sẽ là Ủy viên trưởng Ban Thường vụ Nhân đại Trung Quốc, cho rằng có “hai người” là ứng viên thích hợp cho chức thủ tướng tiếp theo [thay vị trí của ông Lý Khắc Cường], nhưng thật ngạc nhiên khi ​​họ không được chọn.

Phân tích: Ông Lý Khắc Cường và Uông Dương bị loại, ông Tập nắm Bộ Chính trị


Theo quan điểm của ông Wuttke, biến cố cựu lãnh đạo ĐCSTQ Hồ Cẩm Đào bị đưa khỏi hội nghị càng cho thấy rõ “sự kết thúc của một kỷ nguyên”.

“Nhất tôn” Tập Cận Bình thể hiện uy phong, Hồ Cẩm Đào cũng bị “tế cờ”?


Về việc ông Lý Cường đảm nhận chức vụ Thủ tướng thay ông Lý Khắc Cường, ông Wuttke cho biết từ năm 1988 đến nay người ta chưa từng thấy một Thủ tướng Trung Quốc nào mà trước khi nhậm chức chưa từng trải nhiệm “đào tạo của người tiền nhiệm”. Trường hợp tương tự là ông Đinh Tiết Tường (hiện đang là Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương) có triển vọng nhậm chức Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế.

Thị trưởng Bắc Kinh kế nhiệm ông Lý Cường làm Bí thư Thượng Hải


Ông Wuttke cho biết Trung Quốc hiện đang “trong giai đoạn đầy bất ổn, bấp bênh xã hội: khủng hoảng bất động sản, tác động nghiêm trọng từ các lệnh trừng phạt của Mỹ, gánh nặng nợ địa phương gia tăng, và không biết khi nào thì nước này sẽ từ bỏ ‘Zero COVID’ có thể khiến một khu vực nào đó bị phong tỏa bất cứ lúc nào”.


Ông thẳng thắn nói: “Có thể khi kết thúc sự nghiệp ở Trung Quốc, tôi phải chứng kiến ​​cảnh đất nước Trung Quốc trở lại con đường bế quan tỏa cảng ở một mức độ nào đó”.


Đổng Lâm Sam, Vision Times

Cựu GS. Thái Hà: Tập Cận Bình là “thiếu gia" của ĐCSTQ, Hồ Cẩm Đào chỉ là "quản gia"

Trong cuộc phỏng vấn với Đài VOA, bà Thái Hà nói rằng ông Tập là "thiếu gia", và những lãnh đạo như ông Hồ Cẩm Đào cũng chỉ là "quản gia".

Chia sẻ Facebook