3 lối suy nghĩ dễ khiến bạn trượt dài trong sự chán nản, cần nhận ra và thay đổi ngay để cuộc sống tràn đầy niềm vui tích cực
Cuộc sống không phải lúc nào cũng diễn ra theo đúng mong muốn của mỗi người. Đôi lúc bạn thường rơi vào tình trạng tự nhiên thấy chán đời và muốn từ bỏ hết mọi thứ. Hãy tìm cách thoát khỏi tình trạng này càng sớm càng tốt để không phí hoài tuổi trẻ ngắn ngủi.
"Đường thoải, dốc thì dễ đi, bởi vậy có mấy ai kiên trì để leo lên đến đỉnh núi". Quả thật, cuộc sống luôn có khổ ải, trải qua khổ sở mới có hạnh phúc, giống như cá bơi ngược dòng tìm thượng nguồn, chỉ có cá chết mới cuốn theo dòng chảy.
Có câu hỏi rằng: "Tại sao một số người mới ra trường lại nhận được mức lương hàng tháng đáng ngưỡng mộ khi tốt nghiệp và sớm trở thành quản lý; song cũng có những người làm việc hai, ba năm mà vẫn nhận mức lương như sinh viên mới ra trường?"
Nguyên nhân chính là người đi trước chủ động lên dốc, còn người đi sau sợ gặp sự cố nên vẫn dậm chân tại chỗ, thậm chí xuống dốc.
Khổ mới là cuộc sống; mệt mới là công việc; thay đổi mới là vận mệnh; nhẫn mới là sự rèn luyện; bao dung mới là trí tuệ; tâm tĩnh mới là sự tu dưỡng; từ bỏ mới là có được; làm mới có hưởng.
Vì vậy, làm thế nào để biết cuộc sống của bạn đang xuống dốc? 3 dấu hiệu dưới đây sẽ cho bạn biết rằng đã đến lúc bạn cần thay đổi bản thân để không trượt dài trong sự chán nản.
1. Trạng thái quá phụ thuộc – luôn hi vọng vào ngày mai
Chắc hẳn, nhiều người trong chúng ta có thói quen và tâm lý này khi làm việc.
Bạn luôn quan tâm đến chất lượng của tâm trạng, vui thì làm, chán thì bỏ.
Bạn luôn trì hoãn những dự định. Lên kế hoạch tập thể dục sau khi tan làm, thế nhưng nhưng đi làm mệt quá và tinh thần không tốt nên bạn trì hoãn đến ngày mai.
Bạn muốn học nhưng cảm thấy không ổn sau một vài phút. Vì vậy tự cho mình nghỉ ngơi.
Bản thân luôn cảm thấy làm mọi việc trong trạng thái tồi tệ là đang tự hành hạ mình, đồng thời làm những việc vô ích, tốt hơn là nên đợi đến khi trạng thái tốt mới bắt đầu.
Thật vậy, có một tâm lý và trạng thái tốt sẽ khiến chúng ta làm được nhiều việc hơn. Vậy tại sao, đây là dấu hiệu cho thấy một người đang bắt đầu xuống dốc?
Lý do là thế này: Cái gọi là trạng thái điều chỉnh chỉ để thoát khỏi cơn đau và cho bản thân một lý do để vui chơi, thư giãn hợp lý.
Nhiều người khi đang nghỉ ngơi, thư giãn không những không điều chỉnh được trạng thái mà còn nghiện những trò giải trí như xem phim truyền hình, chơi game. Cuối cùng, không những không lấy lại được trạng thái mà còn mất đi động lực học tập.
Theo thời gian, họ dần hình thành thói quen trì hoãn, trì hoãn những việc muốn làm, và thậm chí bắt đầu ghim hy vọng vào ngày mai.
Tuy nhiên, thay vì trì hoãn và hy vọng vào tương lai, hãy sử dụng "phương pháp 5 phút bắt đầu" để hình thành thói quen bắt đầu ngay bây giờ và thoát khỏi sự trì hoãn, mọi việc sẽ ngày càng suôn sẻ hơn.
Haruki Murakami cho biết: "Hôm nay tôi không muốn chạy nên tôi đã chạy! Đây là suy nghĩ của những vận động viên chạy đường dài".
Vì vậy, đừng nuông chiều bản thân quá mức, cuộc sống không có quá nhiều thời gian để lãng phí và việc chuẩn bị bắt đầu cũng không phải là vấn đề.
Nếu bạn không ở trong trạng thái ngày hôm nay, bạn phải làm điều đó trước. Bởi vì trạng thái không phải là thứ mà bạn có thể chờ đợi mà là do bạn tích cực đầu tư để tìm ra.
2. Quen với việc phủ nhận bản thân – Dễ rơi vào "vực thẳm tình cảm"
Hai ngày cuối tuần trước, Trương Mạnh gặp một người bạn cùng lớp đại học. Bản thân Trương Mạnh nghĩ có thể hỏi bạn một số kinh nghiệm kinh doanh, nhưng người bạn ấy nói rằng anh vừa giải tán công việc vào tuần trước. Điều này khiến Trương Mạnh ngạc nhiên.
Anh muốn hỏi chuyện gì đang xảy ra, nhưng sau khi trò chuyện, Trương Mạnh đại khái hiểu được lý do mà không cần hỏi. Cứ ba câu người bạn đó nói thì có một câu là coi thường và phủ nhận bản thân rồi bắt đầu đắm chìm trong những cảm xúc tiêu cực của chính mình.
Trên thực tế, không chỉ anh ấy, mà bây giờ nhiều người cũng bắt đầu phàn nàn về bản thân sau một chút thất bại. Nhiều người sẽ nghĩ đây là do tính cách và là biểu hiện của sự kém cỏi, nhưng thực chất đây là kiểu "tư duy trượt dốc".
Kiểu suy nghĩ này khiến chúng ta quen với việc phủ nhận bản thân trong mọi việc chúng ta làm và khi cảm xúc tồi tệ xảy đến, điều chúng ta muốn làm là không thay đổi. Sau một thời gian dài ở trạng thái này, con người không chỉ ngày càng mất động lực, mà còn dễ mất đi lý trí và sự kiên nhẫn, trở thành "nô lệ cảm xúc".
Có một câu nói rằng: "Nếu bạn không kiểm soát được cảm xúc của chính mình thì dù bạn có cho bạn cả thế giới thì sớm muộn gì bạn cũng sẽ phá hủy mọi thứ". Bởi những người như vậy không những không giải quyết được tình cảm, công việc mà còn bị cảm xúc tấn công mà đi vào vực thẳm.
Vậy làm thế nào để bạn tránh bị những cảm xúc xấu chi phối và trở thành người làm chủ cảm xúc của mình?
Lời khuyên là: Khi cảm xúc tiêu cực đến, đừng đắm chìm trong cảm xúc, hãy đi ngược lại và làm nhiều việc khiến bạn vui vẻ, chẳng hạn như xem phim và ăn lẩu.
Sau khi tâm trạng được giải tỏa, hãy suy nghĩ về nguyên nhân sâu xa của trạng thái tồi tệ. Đó là gì? Do ai? Làm thế nào để tránh trong lần sau?
Biết cách tổng kết, đồng thời không ngừng tối ưu hóa "khả năng quản lý cảm xúc" của mình, để không lặp lại những sai lầm cũ. Từ đó có thể chuyển từ xuống dốc thành lên dốc, và bạn sẽ có động lực để tiến lên.
3. Ngủ quên trên chiến thắng – Không có khả năng chấp nhận người khác
Không biết có những người như vậy xung quanh bạn không? Nhưng có một câu chuyện như này:
Một người đàn ông nọ đi xin việc ở một công ty có tiếng. Vì bản thân anh ta khá đa tài, hiểu biết sâu rộng, khả năng làm việc tốt, trình độ học vấn cũng cao nên đã được nhận. Không ngờ, trong vòng một tháng thử việc, anh ta đã tranh cãi với các thành viên khác trong nhóm không dưới 5 lần.
Lý do là anh ấy cảm thấy mình có kinh nghiệm và có thể hoàn thành một cách độc lập, và không cần người khác thảo luận cũng như chỉnh sửa lại bản thảo của mình. Sếp thấy vậy đã nhắc nhở anh ta rằng mọi người đều xuất sắc. Khi họ cho bạn lời khuyên, bạn sẽ không chỉ tìm hiểu nhanh hơn về phong cách và tiêu chuẩn của công ty mà còn học hỏi được nhiều điều hơn. Nhưng anh ta vẫn không chấp nhận, cuối cùng bị sa thải.
Thực tế, không có khả năng chấp nhận người khác còn nguy hiểm hơn không thể chấp nhận chính mình. Điều này có thể khiến người ta kiêu ngạo và khó để cải thiện bản thân.
Bạn thích đọc sách nhưng bạn không khinh thường những người xung quanh. Bởi vì ngay cả những người nhỏ bé xung quanh bạn, cho dù họ có những sở thích và trình độ khác nhau, họ cũng sẽ có điều gì đó để bạn học hỏi.
Nếu bạn muốn tránh xuống dốc trong cuộc sống và trở thành một người tốt hơn, bạn phải chấp nhận bản thân và những người khác.
Hãy buông bỏ cái tôi, không kiêu ngạo hay tự mãn và chủ động học hỏi từ những người khác để hoàn thiện bản thân nhanh hơn. Chỉ bằng cách làm cho nhận thức của chính bạn trở nên đa dạng hơn, bạn mới có thể leo lên một vòng tròn cao hơn.
Tóm lại
Trong cuộc sống, dù là một vài tháng xuống dốc mà thôi cũng dễ nảy sinh những suy nghĩ và thói quen xấu khiến bản thân mất đi nhiều cơ hội. Tuy nhiên, dù bạn có rơi vào 1 trong 3 dấu hiệu thì cũng đừng vội nản lòng.
Bởi cuộc đời cũng giống như hàm số bậc hai, không phải là một đường thẳng, và càng không phải một lựa chọn sai lầm mới quyết định cuộc đời. Thay vào đó, chúng có những thăng trầm, sẽ giảm trở lại khi đạt đến đỉnh và sẽ tăng dần khi chạm đến đáy.
Vì vậy, không quan trọng là bạn đang xuống dốc hay không. Chỉ cần chúng ta có quyết tâm và dũng khí thay đổi, thì dù là vực thẳm không đáy cũng sẽ trở thành một bước ngoặt mới, mang đến cho chúng ta những cơ hội và khả năng vô hạn.
Nguồn và ảnh: Aboluowang