3 loại "rau trường thọ" của người Nhật nhưng được bày bán vừa nhiều vừa rẻ ở chợ Việt
Mang nhiều chất dinh dưỡng, 3 loại rau này được người Nhật coi là liều thuốc trường thọ. Dẫu ở Nhật được bán giá cao song đây lại là loại rau phổ biến ở các chợ Việt.
Năm 2022, Nhật Bản là quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới. Cứ mỗi 25 năm, tuổi thọ của người Nhật lại tăng ít nhất 4 tuổi với tỷ lệ bệnh tật rất thấp. Ở thời điểm 2020, tuổi thọ trung bình của người dân Nhật Bản đã tăng lên mức kỷ lục ở cả 2 giới (87,74 tuổi với nữ giới và 81,64 tuổi với nam giới).
Số liệu của World Health Ranking cho thấy, tỷ lệ tử vong do đột quỵ của người Nhật chỉ đứng thứ 152 trên thế giới, tỷ lệ tử vong do ung thư vú đứng thứ 134, do bệnh gan đứng thứ 153, do bệnh phổi đứng thứ 166...
Con số này là xếp hạng trên tổng số 172 quốc gia. Như vậy có thể thấy tỷ lệ tử vong do các bệnh trên ở Nhật đứng gần chót. Vì thế, người Nhật được coi là biểu tượng của việc sống khoẻ, sống thọ, được các nước trên thế giới học hỏi.
Thực tế bí mật tuổi thọ của người Nhật không phải đến từ những điều xa xỉ mà có liên quan trực tiếp đến chế độ ăn hàng ngày. Người dân quốc gia này đặc biệt ưa thích 3 loại rau và coi chúng là "món ăn trường sinh", gồm rau dền, lá hẹ và rau khoai lang.
May mắn ở Việt Nam, đây lại là 3 loại rau phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu hết công dụng của những "thần dược" này.
1. Lá hẹ
Đối với người Nhật, lá hẹ là loại rau lành mạnh, giúp tăng cường sức khoẻ rất tốt. Trong Đông y, rau hẹ có vị cay, hơi chua, tính ấm, được mệnh danh là rau của thận, tốt cho "cánh mày râu" trong chuyện sinh lý. Nhờ chứa hợp chất chống viêm mạnh hơn cả thuốc kháng sinh mà rau hẹ có thể sử dụng như một thực phẩm hàng ngày để trị viêm nhiễm phụ khoa cho phụ nữ.
Lá hẹ cũng chứa nhiều vitamin và chất xơ thô, có tác dụng trong việc cải thiện nhu động đường tiêu hóa, trị táo bón, ngăn ngừa ung thư ruột kết. Đồng thời, lá hẹ có công dụng làm tan huyết ứ, thúc đẩy tuần hoàn máu và giải độc. Thường xuyên sử dụng lá hẹ vào mùa đông, xuân có thể giúp xua tan cảm lạnh, tăng cường thể lực, thúc đẩy tuần hoàn máu, tránh được tình trạng thiếu dương khí.
Mặc dù có nhiều giá trị dinh dưỡng song bạn không nên sử dụng lá hẹ quá nhiều một lúc bởi có thể ảnh hường đến đường tiêu hoá. Tốt nhất là nên ăn kiểm soát ở mức 100-200g/bữa.
Lưu ý khi chế biến lá hẹ cần cắt nhỏ và xào lửa to, thao tác thật nhanh. Xào quá lâu sẽ khiến hẹ bị nát, không ngon, đồng thời khiến chất sulfide trong hẹ bị biến chất.
2. Rau khoai lang
Người Nhật đặc biệt ưa thích rau khoai lang. Ở đất nước này, rau khoai lang được bán giá rất đắt và được bình chọn là "rau sống thọ" bởi nguồn dinh dưỡng quý giá mà chúng sở hữu. Loại rau này được xem là kho tàng vitamin. Bởi lượng vitamin B2 trong rau khoai lang nhiều gấp 10 lần so với củ khoai lang. Ngoài ra, loại rau này cũng rất giàu chất xơ, vitamin B6, vitamin C, chất chống oxy hóa...
Theo Đông y, rau khoai lang có tính bình, vị ngọt… được coi như một vị thuốc với nhiều tên gọi khác nhau như cam thử, phiên chử. Loại rau này có tác dụng chữa tỳ hư, kém ăn, thanh nhiệt, giải độc...
Nếu thường xuyên ăn rau khoai lang, nội tạng của bạn sẽ được thanh lọc. Do rau khoai lang có tính bình, vì thế món rau này sẽ giúp thanh nhiệt và làm mát cơ thể, đặc biệt tốt cho thải độc ruột.
Chất xơ trong rau khoai lang kích thích đại tiện, thúc đẩy quá trình giải độc ruột và các cơ quan nội tạng khác như gan, thận.
Lá khoai lang còn giúp bảo vệ thị lực, ngăn ngừa bệnh tim mạch, giúp hạ huyết áp và ổn định lượng đường trong máu, nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Nhờ chứa nhiều vitamin K, rau này còn có tác dụng giảm nguy cơ ung thư ruột kết, tuyến tiền liệt, mũi, miệng, dạ dày và các bệnh tim mạch. Thậm chí, đã có nghiên cứu chứng minh những bệnh nhân ung thư gan nếu bổ sung đủ vitamin K mỗi ngày sẽ khiến chức năng gan được cải thiện hơn.
Đối với loại rau này, người bị tiêu chảy hay tiêu hoá kém nên thận trọng khi sử dụng. Bởi khoai lang giàu chất xơ nên khó tiêu hoá hơn. Ngoài ra, người viêm dạ dày, đường huyết thấp cũng không nên ăn rau khoai lang kẻo làm tình trạng thêm trầm trọng.
Lưu ý rau khoai lang nên được chần trước khi xào. Bởi loại rau này có chứa hàm lượng axit oxalic tương đối lớn. Thành phần này kết hợp với canxi trong cơ thể người tạo thành canxi oxalat gây sỏi thận. Chần rau trước khi nấu sẽ giúp loại bỏ bớt axit oxalic. Rau khoai lang mang nhiều tác dụng nhưng chỉ sử dụng 2 lần/tuần.
3. Rau dền
Đây là một loại rau yêu thích của người Nhật trong mâm cơm hàng ngày. Trong Đông y, rau dền có vị ngọt, tính lạnh, không độc.
Sở dĩ loại rau này được gọi là "rau trường thọ" là vì chứa rất nhiều chất xơ, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ ruột và dạ dày, giữ ẩm cho ruột và đảm bảo nhu động ruột diễn ra trơn tru.
Rau dền là một trong những loại rau có hàm lượng chất sắt cao nhất trong các loại rau tươi. Hàm lượng sắt lớn trong rau dền giúp gia tăng lượng hemoglobin và tế bào hồng cầu. Chính vì thế đây là thực phẩm rất có lợi cho bệnh nhân thiếu máu.
Ngoài ra loại rau này rất giàu canxi - nhóm canxi thuộc loại cơ thể dễ dàng hấp thụ, có thể đóng một vai trò làm chất xúc tác trong sự phát triển của răng và xương, duy trì hoạt động bình thường của tim, ngăn chặn chuột rút ở các vùng cơ bắp. Bên cạnh đó rau dền chứa carotene cao hơn hơn 2 lần so với các loại quả hạt, có thể cung cấp các chất dinh dưỡng phong phú cho cơ thể, đem lợi ích cho sức khỏe thể chất.
Với những đặc điểm nổi bật về dĩnh dưỡng, rau dền vẫn được ưu ái gọi là thực phẩm tăng cường tuổi thọ.
Tổng hợp