3 loại rau dễ "ngậm" thuốc sâu, cái số 2 hương vị đặc biệt nhiều người vô tư ăn
Các chuyên gia về rau khuyến cáo, nếu không rửa đúng cách, rau bẩn vẫn hoàn bẩn. Do đó, các bà nội trợ nên bỏ túi mẹo sau để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả nhà.
Những loại rau quen thuộc dễ "ngậm" thuốc trừ sâu
Súp lơ
Dù là súp lơ trắng hay súp lơ xanh, do cấu tạo đặc biệt nên dễ dàng giấu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, cũng như trứng, côn trùng trong các kẽ hở. Càng gần lúc thu hoạch nông dân càng sử dụng thuốc trừ sâu nhiều để bảo vệ bông.
Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rửa rau bằng nước sạch nhiều lần, hay thậm chí là bằng nước muối loãng có tính sát khuẩn cao cũng không để làm sạch được hoàn toàn do cấu tạo đặc biệt của súp lơ.
Rau cần
Vấn đề “rau bẩn” với lượng thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất tồn dư gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng do người trồng không tuân thủ quy định an toàn. Ảnh minh họa.
Rau cần có hai loại, một loại là cần cạn trồng ở ruộng, một loại là cần nước được trồng ở các ao nông. Loại cần trồng dưới nước thường chứa nhiều giun sán hơn loại cần trồng trên cạn.
Đi chợ bạn chỉ cần để ý đặc điểm sau, rau cần thân to, ngó rau trắng ngần, rau nhanh bị héo, nếu để đến ngày hôm sau thì rau héo úa, thân khô tóp lại nhăn nheo, khi xào nấu lá rau biến màu xanh đen... là loại rau cần phun quá nhiều thuốc trừ sâu (nhóm lân hữu cơ) và phân bón qua lá, theo Sức khỏe & Đời sống.
Bắp cải
Khi ăn bắp cải, nhiều người sẽ bóc lớp lá ngoài cùng và cắt ăn phần bên trong. Nhưng ít ai biết được để rau ngon, năng suất cao nhiều người bất chấp lợi ích trước mắt phun thuốc trừ sâu.
Thông thường bắp cải thường được phun hai loại thuốc trừ sâu trong quá trình sinh trưởng, một loại phun vào rễ và một loại phun lên lá, đồng thời còn tưới phân, tưới đạm, kích thích tăng trưởng. Nên dù nó cuộn lại như vậy, bạn cũng cần gỡ ra từng lá và ngâm rửa sạch trước khi ăn.
Những cách rửa rau củ sạch và an toàn
Bạn nên rửa tất cả mọi thứ, kể cả những sản phẩm đã được “gắn mác” là “ăn luôn” hay “rửa trước khi ăn”. Hãy nhớ rằng ngay cả khi bạn gọt vỏ hoặc cạo bỏ lớp ngoài, các vi trùng, bụi bẩn, thuốc trừ sâu… trên bề mặt vẫn có thể phát tán tới tận những gì cuối cùng bạn ăn.
Rửa nhiều nước trước khi ăn, rau qảu sẽ sạch và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Rửa rau dưới vòi nước sạch: Sử dụng vòi nước máy, dùng nước lạnh tốt hơn. Với các hoa quả hay rau củ mềm thì chà xát nhẹ nửa phút đến một phút, tránh mạnh tay kẻo rau củ bị nát. Những sản phẩm khó cọ thì dùng các loại bàn chải phù hợp để cọ.
- Nên lau khô trái cây và rau: Dùng khăn giấy sạch để lau khô trái cây nhằm loại bỏ các vi khuẩn còn sót lại sau khi rửa.
- Tuyệt đối không dùng xà phòng: Các chất này có thể xâm nhập vào sản phẩm. Không có gì có thể đảm bảo các chất này giúp làm cho trái cây và các loại rau sạch hơn cách thức rửa khác
1. Ngâm rau trong nước sạch khoảng 5-10 phút mới rửa hoặc dùng nước vo gạo để ngâm, mục đích để trung hòa tính độc tố ở thuốc trừ sâu.
2. Dùng nước muối 5% rửa rau.
3. Dưa chuột, cà tím hoặc những loại củ quả có lượng thuốc trừ sâu đậm đặc tốt nhất là rửa sạch, gọt vỏ ngoài mới ăn.
4. Làm nóng ở nhiệt độ cao cũng làm cho thuốc trừ sâu phân giải, một số loại rau chịu nhiệt như súp lơ, đỗ, rau cần… sau khi rửa sạch, chần qua bằng nước nóng 2 phút làm cho lượng thuốc trừ sâu suy giảm 30%, sau đó nấu ở nhiệt độ cao, như vậy sẽ tẩy trừ được 90% lượng thuốc trừ sâu.
5. Ánh nắng mặt trời làm cho lượng thuốc trừ sâu trên rau bị phá vỡ, phân giải. Để rau dưới ánh nắng mặt trời 5 phút, lượng thuốc trừ sâu tàn lưu trên rau như thủy ngân hữu cơ, clo hữu cơ giảm được khoảng 60%.
Những gợi ý chọn rau quả tốt
Theo các chuyên gia, để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, khi lựa chọn rau củ ngoài chợ về sử dụng chúng ta cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
Nên mua ở những nơi có thương hiệu, uy tín và an toàn, những nơi rau củ có nguồn gốc, có nhãn hiệu để chúng ta có thể truy xuất được, đảm bảo chất lượng.
Lựa những rau củ đảm bảo chất lượng. Về hình dáng bên ngoài rau củ phải còn nguyên vẹn, không trầy xước, dập nát. Màu sắc phải tự nhiên, không bắt mắt một cách bất thường, không héo úa quá. Khi cầm rau củ phải cảm thấy nặng tay, giòn, chắc.
Đặc biệt trên bề mặt rau củ không dính những chất lạ như màu trắng, nếu có thì chúng ta có thể nghi ngờ rằng thuốc bảo vệ thực vật còn tồn dư. Rau củ cũng không có mùi lạ nếu không phải mùi đặc trưng của thực phẩm.
Ngoài ra, người tiêu dùng sau khi mua rau từ siêu thị hoặc chợ cần sơ chế kỹ, rửa rau với nước sạch nhiều lần (tốt nhất rửa từng lá dưới vòi nước đang chảy) kèm ngâm rau với muối, nước cốt chanh, giấm táo pha loãng... giúp loại bỏ khá nhiều lượng chất bám trên bề mặt thực phẩm, theo Giao Thông.
Khi có biểu hiện ngộ độc hóa chất bảo vệ thực vật, hoặc có các triệu chứng nghi ngờ nên đi khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để có thể chẩn đoán, điều trị và làm các xét nghiệm kịp thời.
Hiện nay thị trường có rất nhiều loại hóa chất được quảng cáo khử khuẩn rau, củ, quả, tuy nhiên khi ngâm với các loại hóa chất này người dân vẫn phải chú ý rửa sạch lại bằng nước. Bên cạnh đó phải tìm được đúng những sản phẩm tốt, đảm bảo chất lượng, phải có đơn vị chứng nhận an toàn, nguồn gốc xuất xứ…
Theo các chuyên gia, rau xanh được chia làm 4 loại: lá, quả, củ và hoa. Mỗi loại sẽ có nguy cơ nhiễm bẩn, ô nhiễm nguồn nước khác nhau nên khi rửa cần phân loại để làm sạch.
Rau ăn lá được xếp vào dạng ô nhiễm nhiều nhất và nguy cơ mang mầm bệnh tả cao do chứa nhiều vi khuẩn E.Coli và Salmonella từ việc tưới phân tươi trực tiếp lên lá. Vì thế, khi mua về, nên nhặt sạch rau, ngâm qua nước và bắt đầu rửa từng lá, cọng dưới vòi xối. Các cành rau nhỏ như rau muống... phải rửa làm nhiều lần, sau đó rửa từng mớ nhỏ bằng nắm tay dưới vòi nước. Cách tốt nhất hiện nay để loại bỏ các khuẩn tả là ngâm qua nước. Một chậu nước khoảng 10 lít chỉ cho lưng thìa cà phê (một thìa nhỏ) muối ngâm trong vòng 5 phút. Điều đáng nói, rau ăn quả thường ít ô nhiễm hơn rau ăn lá bởi quả chủ yếu leo giàn nên khi tưới ít bị dính phân.
Trúc Chi (t/h)