3 loại quả dễ "ngậm" thuốc nhất, cái số 1 nhiều người vẫn vô tư ăn

Chia sẻ Facebook
24/06/2024 11:26:48

Các loại rau quả với dư lượng hóa chất vượt mức cho phép là tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Theo đó các bà nội trợ nên bỏ túi những mẹo hay sau.

Những loại rau có thể tồn dư nhiều thuốc trừ sâu


Cà chua

Cà chua là một loại cây thân mảnh dễ bị các loại côn trùng, sâu bệnh tấn công nên người trồng thường phải xịt nhiều hóa chất bảo vệ thực vật. Vì thế, nó nằm hàng đầu trong danh sách các loại rau dễ tồn dư thuốc trừ sâu. Không chỉ vậy để cà chua chín đều, đẹp thì người trồng hay sử dụng các loại thuốc ủ chín hoa quả. Chính vì vậy bạn nên lựa chọn những trái cà chua xanh và chờ chín dần để sử dụng cho gia đình thì sẽ an toàn hơn.

Thông thường cà chua chín tự nhiên thường có màu đỏ, vỏ quả căng mọng và nếu để ý kỹ có thể nhìn thấy nhũ lấm tấm ở thịt quả qua vỏ. Khi sờ vào những trái cà chua chín cây thường có cảm giác hơi mềm. Khi bổ quả cà chua ra thấy hạt màu trắng vàng chứ không xanh, ruột cũng chín đỏ, chín mềm và có bột.

Cà chua giấm bằng thuốc hóa học thường cứng, không thơm và không đỏ mọng. Khi nấu, quả cà chua chín giấm thường rất lâu nhừ hoặc khi nhừ thì chỉ có ít bột và màu đỏ nhợt nhạt. Cà chua có chất độc hại quả bao giờ cũng to, bóng đều, không cuống vì sử dụng chất bảo quản rất lâu.

Thời gian bảo quản nếu cà chua sạch bình thường chỉ bảo quản được nhiều nhất là 1 tuần trong tủ lạnh, còn đối với cà chua có hóa chất có thể để cả tháng trời mà không bị héo hay thối.

Mít là loại quả nhiệt đới được nhiều ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon, hấp dẫn. Ở miền Bắc, mùa mít thường rơi vào mùa hè. Tuy nhiên, hiện nay, có những giống mít được bán quanh năm để phục vụ nhu cầu của người thưởng thức.

Để mít chín, thông thường người ta hay đóng cọc, bôi vôi vào đầu cuống mít hoặc để mít chín cây... Nhưng có một số người bán hàng muốn có mít chín nhanh đã bơm trực tiếp hóa chất vào những quả mít non. Sau khi bơm hóa chất, mít có thể chín luôn trong vòng 1 ngày.

Muốn chọn mít ngon không hóa chất, khi đi chợ, chị em có thể tham khảo các thông tin dưới đây để biết cách chọn mít chín tự nhiên, không bơm hóa chất:

Quan sát mủ của quả mít: Mít chín tự nhiên khi bổ ra ít mủ và không có mủ trắng. Mít tiêm thuốc có những dòng mủ trắng chảy ra từ trong ruột mít, do tác động của thuốc.

Vỗ vào quả mít: Khi nhấc những quả mít lên và thấy mít nặng trái. Dùng tay vỗ nhẹ hoặc búng vào vỏ quả thấy phát ra những tiếng kêu bình bịch thì đó là mít chín và ngon.

Mít là loại quả nhiều người yêu thích, nhưng nó cũng chứa rất nhiều chất độc hại. Tiêm thuốc có thể chưa tới 12 tiếng nói sau mít đã chín rồi. Chỉ cần pha lọ hóa chất với 500 ml nước, dùng que sắt dùi lỗ trên các quả mít rồi đổ hỗn hợp thuốc vào, mít xanh mấy cũng vàng ươm nhưng lại ủ đầy chất độc hại cho sức khỏe người tiêu dùng.


Dâu tây

Hầu hết những người trồng dâu tây thường sử dụng methyl bromide, một loại hóa chất độc hại làm suy giảm tầng ôzôn để loại trừ các loại nấm cho dâu tây... Trông ngon lành, căng mọng như vậy nhưng trong quá trình sản xuất dâu tây, người ta đã sử dụng rất nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh vì loại quả này rất dễ bị sâu tấn công.


Một số mẹo hay để chọn rau củ an toàn

- Chọn rau quả còn tươi, không bị trầy xước, có hình dạng bên ngoài bình thường, có màu sắc tự nhiên, giòn chắc, cầm nặng tay.

- Rau quả không bị héo úa, giập nát, hoặc dính các chất lạ.

- Một số loại quả bên trong hư hỏng nhưng bên ngoài vẫn còn tươi do sử dụng hoá chất bảo quản, do đó phải xem kĩ trước khi mua.

- Tránh mua rau quả gọt vỏ và xắt sẵn, ngâm nước ở ngoài chợ vì ngoài việc nguồn nước ngâm không đảm bảo vệ sinh hay có hoà các hoá chất độc hại để giữ trắng, giòn, các vitamin vốn có trong rau tươi như vitamin C dễ bị hoà tan và mất đi trong nước ngâm.

- Vào mùa khô, dư lượng thuốc trừ sâu còn sót lại trên rau quả thường cao hơn trong mùa mưa vì nước mưa sẽ làm trôi bớt lượng thuốc còn sót lại trên rau quả.

- Các loại rau, củ phải gọt vỏ khi ăn thường an toàn hơn như: bí, bầu, mướp…  nho, táo, mận…


Chế biến và bảo quản rau củ như thế nào cho an toàn

Rửa rau quả trước khi ăn để đảm bảo an toàn.

- Ngâm kĩ, rửa sạch từng lá, nhất là các kẽ lá cho thật sạch, gọt vỏ các loại quả ăn tươi. Riêng đối với các loại rau lá nhỏ như xà lách, cải soong, rau giền, bông cải thì nên pha vào nước rửa 1 – 2 thìa cà phê muối để sâu bọ và côn trùng bò ra khỏi kẽ lá. Đối với các loại rau củ, trái cây, để nguyên củ, rửa sạch trước khi gọt vỏ.

- Khi mua rau quả về phải ngâm ngập trong nước sạch 15 – 20 phút, rửa nhiều lần (ít nhất 3 – 4 lần) trong chậu nước đầy để loại trừ phần lớn các thuốc bảo vệ thực vật tồn dư, tức là loại trừ phần lớn nguy cơ ô nhiễm qua con đường rửa trôi.


Trúc Chi (t/h)

Chia sẻ Facebook