3 điều quý như vàng triết gia dạy con để tạo dựng nền tảng cả một đời

Chia sẻ Facebook
19/11/2022 10:04:12

Vị triết gia cho rằng có 3 điều này bố mẹ dạy con càng sớm nền tảng cuộc đời của trẻ càng vững chắc.

Vương Dương Minh tên thật là Thủ Nhân tự Bá An, ông là nhà chính trị, nhà tư tưởng, triết học xuất sắc nhất thời nhà Minh, được đánh giá là một trong những nhà triết học vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Trong suốt cuộc đời của mình, Vương Dương Minh được người đời ca tụng và biết đến là bậc hiền nhân với những bài học triết lý nhân sinh sâu sắc, đặc biệt là cách giáo dục con cháu đời sau. Trong việc giáo dục con, ông luôn chú trọng vào 3 yếu tố nhỏ này nhưng có thể tạo dựng nền tảng cả một đời.

1. Trở thành người tốt trước khi muốn làm bất kì điều gì

Cổ nhân thường nói: "Lấy đạo đức làm báu vật gia truyền thì gia tộc hưng thịnh trên 10 đời. Lấy việc học hành làm báu vật gia truyền thì được hai đời. Lấy giàu sang phú quý làm báu vật truyền gia thì không quá 3 đời". Vậy nên giữ gìn nhân cách đạo đức tốt là nền tảng cho mọi sự thịnh vượng.

Vương Dương Minh từng bị Lưu Cẩn truy đuổi và dân làng Long Trường công kích. Dù đối diện với nguy hiểm nhưng ông không làm gì trái với đạo nghĩa, vẫn một lòng tin vào sức mạnh lương thiện: Lấy đức báo ân, giúp dân làng xây nhà, đọc sách và làm ruộng.

Trong bức thư gửi con của Dương Vương Minh, ông viết: "Làm người quan trọng chính là tâm địa". Trở thành một người quan trọng hơn bất cứ điều gì khác. Giống như quả trên cây, lương tâm của con người chính là cái cuống, nếu thối cuống thì quả tất nhiên sẽ rụng.

Người thông minh chưa chắc đã là người thiện lương nhưng người thiện lượng ắt là người thông minh nhất.

Người tử tế, lương thiện luôn là người biết yêu thương người khác. Không làm tổn thương người khác, bởi vậy họ cũng tránh được nhiều tai hoạ.

2. Siêng năng đọc sách là ngưỡng cửa thấp nhất để trở nên cao quý

Quy tắc đầu tiên trong gia đình của Vương Dương Minh là chăm chỉ đọc sách. Bởi ông tin rằng đọc chính là cách để tiếp thu kiến thức từ quá khứ đến hiện tại.

Vương Dương Minh dành cả đời để chuyên cần đọc sách. Khi còn nhỏ, mỗi ngày ông đều đọc sách đến nửa đêm. Cha vì lo lắng cho con nên ngày nào cũng gõ cửa nhắc con tắt đèn đi ngủ.

Tất nhiên đọc sách phải có quy chuẩn, không phải bất kỳ cuốn sách nào cũng đọc, mà cần có sự chọn lọc. Ông cho rằng sách trên đời nhiều như vậy, đọc hết thì cả đời cũng không thể nên chỉ cần đọc cũng cuốn kinh điển đã là tốt.

Đọc sách chính là cách để tiếp thu kiến thức từ quá khứ đến hiện tại.

"Miễn một người phát triển thói quen đọc sách trong suốt cuộc đời mình thì điều đó tương đương việc biến trí tuệ của lịch sử nhân loại thành trí tuệ của cá nhân mình", Vương Dương Minh khẳng định.

Một đứa trẻ có thói quen đọc sách sẽ có trí thức, tầm nhìn và nhân cách. Người có nhân cách ắt là người thiện lương. Một đứa trẻ có thể nuôi dưỡng tấm lòng thiện lương, vậy các bậc cha mẹ còn điều gì phải lo lắng?


3. Sự thống nhất giữa kiến thức và hành động

Cái gọi là "sự thống nhất giữa kiến thức và hành động" nghĩa là giữ trí thức, lý tưởng và hành động phải kết hợp với nhau không thể tách rời, nói được làm được.

Khi đánh giá một người tốt bụng hay không, chúng ta đều phải nhìn vào hành động anh ta làm. Chỉ nói mà không làm là một người giả tạo, chỉ có hình thức mà không có thực tế.

Tương tự như đọc sách, nếu như không thể vận dụng kiến thức đã đọc vào cuộc sống thì cũng như bàn việc quân trên giấy. Trong cuộc sống cũng vậy, nhiều tình huống chỉ xảy ra khi chúng ta bắt tay vào làm.

Vương Dương Minh là một người văn võ song toàn - một nhà chính trị, nhà triết học, nhà tư tưởng xuất sắc, có tầm ảnh hưởng xuyên biên giới. Có được điều này là nhờ ông kết hợp thuần thục giữa trí tuệ và hành động.

Nếu gặp phải vấn đề trong cuộc sống, bạn hãy để con có cơ hội được trải nghiệm giải quyết tình huống. Cha mẹ nên động viên con tiến từng bước nhỏ, mạnh dạn thử và phạm sai lầm. Sau đó bạn có thể không ngừng điều chỉnh cùng con để có được giải pháp tốt nhất.

Món ngon phải ăn từng miếng, đường phải đi từng bước, kiên trì ắt sẽ đạt được thành công. Tóm lại, "trí" phải đi đôi với "hành", sự hiểu biết phải được thể hiện thành hành động, nếu không, đó không thể được coi là tri thức thực sự.

Chia sẻ Facebook