3 chữ ẩn chứa ý Trời trong ‘Tây Du Ký’ chỉ nhân loại cách thoát khỏi kiếp nạn
Gần đây, tôi có đọc một bài viết có tiêu đề “Kính trời biết mệnh của quận Phượng Tiên”, cảm thấy bài viết rất có đạo lý, vậy nay xin giới thiệu với các bạn. Tác giả Nguyên Hinh nói rằng khi cô đọc “Tây Du Ký” của Ngô Thừa Ân lần đầu tiên, cô đã nhìn thấy cái tên ‘quận Phượng Tiên’, cảm thấy 3 từ này tượng trưng cho Thiên quốc của Thần.
Kỳ thực, tác giả cho rằng thanh âm “Phượng Tiên” cũng là chỉ “Phụng Tiên”, nghĩa là cung kính Thần Phật, tự nhiên khiến người hướng về. Thảo nào tác giả khen: Đây không hổ là một quận bên ngoài của Thiên Trúc Phật Pháp.
Nguyên Hinh thảo luận thêm về lý do tại sao quận Phượng Tiên đã thay đổi từ một quận hầu hiền lương ái dân trở thành một nơi nham hiểm đầy tai họa và đau khổ.
Kỳ thật, Ngô Thừa Ân đã mô tả nguyên nhân chính trong ‘Tây Du Ký’. Hóa ra là do quận hầu không tôn kính thượng thiên, trong lòng có ý nghĩ xằng bậy đem đồ cúng cho Thượng thiên lật đổ rồi cho chó ăn, miệng còn nói ra những lời xấu xa. Điều này dẫn đến hạn hán kéo dài 3 năm trên toàn quận, khiến hai phần ba bách tính chết đói. Để sống sót, những người còn lại chọn cách cướp bóc hoặc thậm chí giết hại lẫn nhau.
Biểu hiện của việc này ở không gian khác, đó là núi gạo, núi bột và khóa vàng mà Tôn Ngộ Không nhìn thấy, tất cả đều là do một niệm bất kính với Thần của quận hầu tạo thành.
Khi Tôn Ngộ Không đến điện Linh Tiêu để thỉnh cầu mưa, Ngọc Hoàng trả lời rằng:
“3 năm trước, vào ngày 25 tháng 12, trẫm xuất hành quan sát vạn thiên, chu du trong tam giới. Khi đến đó, nhìn thấy Thượng Quan Chính không nhân đức, hắn ta hất đổ đồ cúng xuống đất cho chó ăn, thốt ra những lời xấu xa, phạm tội mạo phạm. Ngay lập tức, trẫm đã tạo ra 3 sự tình ở trong hương điện. Các ngươi dẫn tôn Ngộ Không đi xem. Nếu 3 việc trên đều làm xong, thì sẽ ban mưa; nếu không xong thì ngươi đừng quản việc này nữa.”
Kỳ thật, có rất nhiều chi tiết trong ‘Tây Du Ký’ hàm chứa ý nghĩa khai sáng trí tuệ cho con người.
Tác giả Nguyên Hinh đã giải thích thêm về dụng ý Ngô Thừa Ân viết rằng con gà ăn núi gạo, con chó ăn núi bột, và ngọn lửa đèn đốt ổ khóa vàng cùng các chi tiết khác: Núi gạo là chỉ thế nhân ở trong mê, nhìn không thấy chân tướng phía sau; Núi bột là chỉ người coi trọng ngoại hình và đặt những ham muốn ích kỷ của họ lên hàng đầu; Khóa vàng có nghĩa là con người bị các giác quan phong bế, tạo thành ổ khóa trong tim, không có cách thoát khỏi xiềng xích nặng nề. Cho nên, mọi người luôn đấu tranh để thoát khỏi đau khổ, đấu tranh để tồn tại. Tuy nhiên, đó chẳng qua là sự khéo léo và tài trí của con người ở thế gian, còn ở không gian khác những thứ này chẳng qua chỉ là chó xù lông vàng, con gà to bằng nắm tay và ngọn đèn dầu. Bất luận thế nào thì cũng là vô dụng.
Sau đó, các vị Thần đã điểm hóa cho Ngộ Không cách giải quyết vấn đề này, chỉ có khuyên người quy thiện, thành tâm kính Thần. Trong ‘Tây Du Ký’, Ngô Thừa Ân đã miêu tả một cách sâu sắc rằng quận hầu đã lãnh đạo người dân tiếp nhận lời khuyên của Tôn Ngộ Không, thành tâm sám hối tội lỗi, sau khi kính Trời tin Thần, mưa tự nhiên xuất hiện khắp nơi.
Khi vị quan trên trời đến quận Phượng Tiên, Thần Thổ địa, Thành Hoàng… đến bái tấu nói: “Người dân trong quận này ai cũng quy y thiện quả, lễ Phật kính trời. Nay xin rũ lòng thương xót, ban những cơn mưa lành để giúp đỡ dân chúng” . Ngọc Hoàng nghe xong mừng rỡ, lập tức hạ chiếu: Lệnh cho phong bộ, vân bộ, Vũ bộ đến quận Phượng Tiên lập tức giờ này hôm nay cho sấm sét, mưa rơi.
Điều này có thể nói là “Lòng người sinh nhất niệm, thiên địa tất đều biết. Thiện ác nếu không báo, càn khôn ắt có vị tư.”
Khi các vị Thần linh hiện chân thân trên bầu trời để hành lệnh ban mưa, người dân quận Phượng Tiên càng thêm tin tưởng, cúi đầu thắp hương, tận tâm quy y hướng thiện.
Bất quá, ‘Tây Du Ký’ dù sao cũng được xếp vào loại tiểu thuyết, và nó vẫn được coi là tiểu thuyết chương hồi lãng mạn đầu tiên về Thần và Yêu trong triều đại nhà Minh. Do đó, không thể tránh khỏi việc mọi người sẽ coi các vị Thần, yêu quái và các tình tiết khác là hư cấu. Ngay cả trong xã hội hiện nay, đối với những người tin vào sự tồn tại của Thần Phật, thì nhiều người trong số họ vẫn coi ‘Tây Du Ký’ là một câu chuyện thần thoại sống động và hiếm khi khám phá ý nghĩa sâu sắc của nó. Điều này thực sự rất đáng tiếc.
Tác giả Nguyên Hinh đã nói rất hay: Hiện thân của sinh mệnh con người không phải là thân thể vật chất ở bề mặt. Hiện nay nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, năng lượng chính diện mà những người tu luyện mang theo trên thân rất cao, thậm chí có thể câu thông với các sinh mệnh cao tầng, còn có thể tiến thêm một bước nhìn thấy cảnh tượng chân thật ở các không gian khác.
Đối với các loại tư tưởng do đại não con người phát ra, sẽ có các hình ảnh tương ứng khác nhau ở các không gian khác, giống như cái gọi là “thiện nhân kết thiện quả, ác nhân kết ác quả” . Mắt Thần như điện, thân làm người thường như chúng ta, làm sao có thể đối với Thần mà bất kính đây?
Người dân quận Phượng Tiên cầu mưa thực chất là nói đến mong muốn được trở về cội nguồn của sinh mệnh. Sinh mệnh vốn ban đầu là thuần thiện như nước, nếu như bất kính với Thần thì cũng chính là phủ nhận nguồn gốc của sinh mệnh, cứ như vậy sẽ bị khóa trong phiền não vô tận và không cách nào thoát khỏi nó.
Hiện nay thế gian nhiều kiếp nạn hỗn loạn như vậy, suy nghĩ kỹ lại, nếu chúng ta giống như những người dân của quận Phượng Tiên, muốn được Tôn Ngộ Không giải cứu, thì chúng ta phải sửa đổi hướng thiện, cung kính Thần Phật. Đây chính là con đường đưa tất cả chúng sinh trở về cội nguồn của hạnh phúc!
Tử Vi (Dịch từ Vision Times )
Từ Khóa :