3 cách siêu hay để rèn trẻ tự ngủ, phát triển IQ và chiều cao vượt bậc, bố mẹ cần lưu tâm

Chia sẻ Facebook
22/04/2022 05:02:40

Thực tế, những phương pháp dỗ con đi ngủ phổ biến như bế ru, vỗ về… có thể đang âm thầm gieo thói quen xấu cho trẻ. Bố mẹ nên lưu tâm những cách siêu hay để rèn trẻ tự ngủ sau đây, vừa giảm bớt vất vả, vừa giúp trẻ phát triển IQ tốt hơn.


Nỗi ám ảnh của rất nhiều ông bố bà mẹ là việc trẻ quấy khóc, nghịch ngợm vào ban đêm mà không chịu đi ngủ.


Một số khảo sát đã chỉ ra rằng, ở những trẻ tự ngủ thường có 3 ích lợi lớn về tăng trưởng IQ, xây dựng tính độc lập cũng như ảnh hưởng tích cực tới quá trình hình thành tính cách.


Giấc ngủ sâu và chất lượng sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết ra hormone tăng trưởng. Khi trẻ tự ngủ đúng giờ, đúng giấc thì cơ thể sẽ hình thành thói quen. Điều này có lợi cho sự phát triển chiều cao và trí não của trẻ, giúp trí nhớ tốt hơn so với những trẻ quấy khóc, ngủ muộn.


Đồng thời, việc bố mẹ dỗ dành, bế bồng quá nhiều để ru ngủ cũng khiến trẻ lớn lên dễ bị phụ thuộc, khó tự lập, không biết sắp xếp công việc. Trong khi đó, các bé tự ngủ một mình thường độc lập hơn, ít nhút nhát, có năng lực thích ứng với môi trường mạnh mẽ hơn. Đặc biệt, những bé tự ngủ từ sớm cũng ít khi nhõng nhẽo, ăn vạ hoặc khóc lóc với ba mẹ.


Do đó, việc rèn con tự ngủ và ngủ ngoan cả đêm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các bậc phụ huynh có thể tìm hiểu và tham khảo những cách sau đây để quá trình đó trở nên dễ dàng hơn.


Tham khảo 3 cách siêu hay để rèn trẻ tự ngủ dưới đây:

Phương pháp của mẹ Tây: Cry-it-out


Cry-it-out có thể là một phương pháp được nhiều nước phương Tây áp dụng một cách phổ biến, đặc biệt là tại nước Pháp. Những bà mẹ tại Pháp áp dụng thành công phương pháp này được mệnh danh là “người mẹ tuyệt vời nhất" vì con họ đứa nào cũng ngoan và tự lập ngay từ bé.


Cốt lõi của việc này được hình thành ngay từ khi trẻ còn nhỏ, bố mẹ Pháp đã để con tự ngủ một mình mà không hề bế ẵm, lắc ru gì cả. Đến giờ ngủ, họ sẽ đặt bé vào trong cũi, sau đó tắt đèn và đi ra khỏi phòng.


Cho dù đứa trẻ có gào khóc to tiếng như thế nào đi nữa, họ cũng để yên mà không làm gì cả. Sau khi trẻ khóc khoảng 30 phút đến 2 tiếng thì sẽ tự thiếp ngủ. Họ coi đây là quá trình mà trẻ tự ru ngủ chính mình.


Những gia đình áp dụng phương pháp Cry-it-out thành công sẽ thấy con ngủ yên chỉ sau vài ngày. Cho dù sau này, trẻ có thức giấc giữa đêm thì bé cũng không còn gào khóc nữa.

Phương pháp của phụ huynh phương Tây là “Cry-it-out” để rèn cho trẻ tự ngủ một mình. Ảnh: Internet

Phương pháp “Easy”- nuôi con nhàn hạ


Phương pháp Easy này có thể thực hiện một cách dễ dàng với điều kiện bố mẹ tuân thủ về mặt thời gian. Theo nguyên tắc mà Easy đặt ra, phụ huynh sẽ cùng với trẻ thực hiện đúng chu kỳ: Ăn - Chơi - Tự ngủ, lặp lại cứ 4 tiếng một lần và ngày 3 lần như vậy. Phương pháp Easy thường đặc biệt dễ áp dụng thành công với các bé tầm 3 - 5 tháng tuổi.


Như vậy, khoảng 7 giờ sáng, trẻ nên được bố mẹ đánh thức và rửa mặt cho tỉnh táo. Sau đó, trẻ sẽ được ăn sáng lúc 7h30 và bắt đầu chơi đùa sau khi ăn xong. Phụ huynh sẽ ở bên, cùng trẻ trò chuyện và tiếp xúc cho tới khoảng 8h45 thì mắt trẻ bắt đầu lờ đờ, có dấu hiệu buồn ngủ. Khi bé đã thức được 1 giờ 45 phút thì nên cho bé ngủ vì ở vào tầm tuổi này, trẻ thường ít khi thức chơi được quá 2 tiếng đồng hồ.


Khi đặt trẻ xuống nằm ngủ thì nên đắp chăn, tắt điện cho tối phòng dù đó là thời điểm ban ngày hay ban đêm.

Cho bé thời gian tự ru ngủ


Phương pháp này cũng có nét tương đồng với Cry-it-out, nhưng được cho là phiên bản “nhẹ nhàng” hơn vì bố mẹ vẫn sẽ dỗ trẻ khi con quấy khóc, nhưng phải tuân theo điều kiện nhất định về mặt thời gian.


Trong ngày đầu tiên áp dụng phương pháp giúp trẻ tự ngủ, khi bé giật mình tỉnh giấc giữa đêm và bắt đầu khóc, cha mẹ tuyệt đối không bế lên dỗ dành ngay mà để yên khoảng 5 phút. Đây là khoảng thời gian để trẻ tự ru mình quay lại với giấc ngủ nếu vẫn còn “say giấc”.


Sau 5 phút đó, nếu bé vẫn khóc dữ dội thì mẹ hãy vào để vỗ nhẹ, nói nhỏ dỗ dành trong khoảng 2 phút, rồi lại đặt bé nằm ngủ trở lại dù lúc đó bé có khóc hay không.


Nếu 10 phút sau, bé vẫn khóc, thì lại làm như vậy.


Phụ huynh tăng dần khoảng cách giữa những lần đi vào dỗ dành như vậy, ban đầu là 5 phút, sau đó là 10 phút, rồi 15 phút… Đảm bảo rằng bố mẹ sẽ dỗ bé thưa dần cho đến khi bé ngủ.


Nếu bé lại thức dậy trong đêm và khóc thì thực hiện lại từ đầu: 5, 10, 15… phút. Cứ thế, mẹ tiếp tục kiên trì trong ngày thứ 2 đến ngày thứ 7 và khoảng thời gian chờ đợi ngày càng được kéo dài hơn.


Sau khi đã quen dần với nhịp độ này, trẻ sẽ không còn cần bố mẹ phải dỗ nữa mà có thể tự ru mình quay lại giấc ngủ, dù có tỉnh giấc giữa đêm. Như vậy, bé không chỉ nhận được nhiều lợi ích về thể chất mà phụ huynh cũng có thể thoải mái hơn, không còn lo vất vả thâu đêm suốt sáng, không có thời gian để nghỉ ngơi.


*Tổng hợp

Chia sẻ Facebook