3 cách nói chuyện "ngọt" để cha mẹ gần con hơn: Trẻ tuổi dậy thì không khó bảo nếu phụ huynh hiểu tâm lý của con
Khi đứa trẻ đến tuổi vị thành niên, nhiều cha mẹ sẽ luôn có cảm giác đứa con của mình ngày càng khó dạy bảo, ngày càng ngỗ nghịch. Thậm chí, nhiều đứa trẻ còn không muốn trò chuyện, tâm sự với cha mẹ, bỏ ngoài tai những lời răn dạy. Mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái cũng vì thế mà dần hình thành nên bức tường ngăn cách vô hình.
Trẻ ở tuổi mới lớn thường sẽ rất nông nổi, đó là điều chắc chắn. Nhưng không có nghĩa trẻ vị thành niên không thể giáo dục, không thể dạy dỗ được. Nhiều phụ huynh vẫn áp dụng giáo dục con cái theo lối mòn, hơn hết luôn thúc giục việc học hành, muốn con tuân theo những mệnh lệnh, yêu cầu. Điều đó là rất sai lầm, khiến trẻ phản ứng tiêu cực mỗi khi giao tiếp với cha mẹ. Các bậc phụ huynh cần thay đổi tư tưởng, đổi mới cách dạy con. Muốn dạy con tốt, trước hết hãy hiểu con.
Hàng ngày các con phải đối mặt với vô vàn áp lực: thi vào cấp 3, thi vào đại học, áp lực học tập của bản thân là rất lớn. Cha mẹ nếu không biết cách giúp con giải tỏa căng thẳng, xoa dịu tâm trạng, mà còn liên tục tạo áp lực cho con, thúc giục con học sẽ khiến trẻ cảm thấy chán ghét, mệt mỏi.
Để giáo dục trẻ vị thành niên tốt hơn, các bậc cha mẹ nên trau dồi kiến thức, nâng cao phương pháp giáo dục. Đồng thời cũng cần thay đổi phương pháp giáo dục phù hợp với từng độ tuổi phát triển của con.
Là cha mẹ, không nên lúc nào cũng ép con chỉ chăm chăm vào việc học.Hãy cùng con làm những điều này nhiều hơn để trẻ được phát triển một cách toàn diện nhất.
Khi trò chuyện với con, đừng chỉ đề cập đến việc học!
Đến độ tuổi vị thành niên, các em phải trải qua nhiều dấu mốc quan trọng trong hành hành, thi cử. Vì vậy, bất cứ lúc nào nói chuyện với trẻ, cha mẹ thường chỉ đề cập với con họ về việc học và điểm số.
Đây cũng là điều khiến tuổi mới lớn chán ghét và đau đầu nhất. Nó có thể khiến trẻ rất phản cảm, nghĩ rằng bố mẹ chỉ quan tâm đến những điểm số vô hồn hơn cảm xúc của mình.
Trẻ em ở tuổi vị thành niên có vốn kiến thức phong phú, nhưng cũng có những ước mơ, khao khát một cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì vậy, trong tâm hồn các em ở lứa tuổi vị thành niên không chỉ quan tâm đến việc học hành, điểm số mà còn quan tâm đến nhiều mặt của cuộc sống.
Khi cha mẹ giao tiếp với con cái, tốt nhất nên quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống và suy nghĩ của chúng. Chúng ta cũng có thể đi dạo với trẻ, đọc sách, xem TV, trò chuyện về tin tức và phim truyền hình mới nhất... Điều này không chỉ có thể giải tỏa áp lực học tập của trẻ mà còn làm mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái trở nên thân thiết hơn.
Cho con cơ hội được nói chuyện một cách bình đẳng
Trong mắt cha mẹ, con cái dù lớn bao nhiêu cũng vẫn luôn là trẻ nhỏ. Chính vì vậy, không ít cha mẹ có một khoảng cách nhất định khi nói chuyện với con cái. Thậm chí có một số phụ huynh, thay vì nói là trò chuyện, đúng hơn là đang ra lệnh cho đứa trẻ.
Thế nhưng, một điều mà các bậc cha mẹ không biết, trẻ ở tuổi vị thành niên đã có ý thức tự lập, có suy nghĩ của riêng mình. Chúng cũng mong được trao đổi hay tâm sự với cha mẹ một cách bình đẳng, thay vì chỉ “cha mẹ bảo gì, con cái làm nấy” như lúc còn bé.
Là cha mẹ, nếu muốn giáo dục con cái ở tuổi vị thành niên tốt hơn, trước hết hãy thay đổi phương pháp giáo dục con phù hợp với độ tuổi này.
Hãy xem mình như một người bạn, một người đồng hành trên mọi chặng đường của con. Xử sự với con như cách mà mình đã làm đối với những người bạn, người đồng nghiệp thân thiết của mình vậy. Không những thế, việc cha mẹ trở thành một người bạn của con sẽ giúp các bạn ấy dễ dàng tiếp thu những sự giảng dạy, cũng như lời khuyên đến từ cha mẹ hơn.
Thay vì ra lệnh hãy hỏi ý kiến của con và để con đưa ra quan điểm của mình
Một số cha mẹ có thể có cảm giác rằng, khi kết thân với con cái ở tuổi vị thành niên, họ cảm thấy rất khiêm tốn, nếu không sẽ kích thích tâm lý nổi loạn của trẻ.
Bởi vì khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ đã quen với việc con cái nghe theo lời mình, luôn kiểm soát tuyệt đối đối với trẻ. Tuy nhiên, khi bước vào tuổi dậy thì, trẻ có chính kiến của mình, có ý thức độc lập cũng học cách nói không và bắt đầu thắc mắc với cha mẹ.
Lúc này, cha mẹ nếu không thay đổi suy nghĩ và tư cách, khi bất đồng quan điểm, họ có thể lại dùng biện pháp bạo lực để trấn áp con cái. Điều này không những phản tác dụng, thậm chí còn khơi dậy tâm lý nổi loạn của trẻ.
Trên thực tế, là cha mẹ, chúng ta không cần phải “giữ mình” trong việc hòa hợp với con cái, chỉ cần thay đổi phương pháp giáo dục. Thường xuyên hỏi ý kiến của con và lắng nghe con đưa ra suy nghĩ, quan điểm của mình.
Khi gặp một vấn đề nào đó, tốt nhất bạn nên cùng thảo luận, trao đổi với con, hỏi ý kiến và lắng nghe con đưa ra quan điểm của mình. Đây chắc chắn là sự tôn trọng lớn nhất dành cho những đứa trẻ có lòng tự trọng cao ở tuổi vị thành niên. Con cái cũng dễ dàng cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ. Các em sẽ cảm thấy rằng cha mẹ đang thực sự quan tâm đến cảm xúc của chính mình.
Theo Aboluowang