17 quốc gia bị liệt vào danh sách “cần quan tâm đặc biệt” về tự do tôn giáo

Chia sẻ Facebook
03/05/2023 13:19:27

Trong báo cáo thường niên năm 2023 về tự do tôn giáo toàn cầu, Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) đã liệt kê 17 quốc gia, bao gồm Trung Quốc, là “các quốc gia cần quan tâm đặc biệt” và 11 Quốc gia được đưa vào “danh sách theo dõi đặc biệt”.

Chia sẻ FB Chia sẻ Twitter Bình luận

Bìa báo cáo thường niên năm 2023 của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (Ảnh chụp màn hình của Li Ye)


Trong một cuộc họp báo vào ngày 1/5, ông Abraham Cooper, Phó Chủ tịch ủy ban, cho biết ủy ban “vô cùng kinh hoàng trước sự đàn áp tự do tôn giáo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong và ngoài Trung Quốc.” Ông đề nghị Quốc hội thông qua luật liên quan để chống lại ảnh hưởng xấu của Trung Quốc tại Hoa Kỳ.

Hôm thứ Hai (1/5), trong một cuộc họp báo trực tuyến, Chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ Nury Turkel công bố báo cáo thường niên năm 2023 của USCIRF, một tổ chức tư vấn độc lập của Chính phủ Hoa Kỳ theo dõi tự do tôn giáo và tín ngưỡng quốc tế, bao gồm 28 quốc gia.


Dựa trên tình trạng tự do tôn giáo quốc tế năm 2022, Ủy ban khuyến nghị đưa 17 quốc gia vào danh sách “các quốc gia cần quan tâm đặc biệt” . Trong đó có 12 quốc gia được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ định là “các quốc gia cần quan tâm đặc biệt” vào tháng 11/2022.


“Những quốc gia này gồm Myanmar, Trung Quốc, Cuba, Eritrea, Iran, Nicaragua, Triều Tiên, Pakistan, Nga, Ả Rập Saudi, Tajikistan và Turkmenistan. Cuba và Nicaragua là 2 ‘quốc gia cần quan tâm đặc biệt’ được USCIRF khuyến nghị vào năm nay,” ông nói.


Ủy ban đề xuất Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Afghanistan, Ấn Độ, Nigeria, Syria và Việt Nam vào danh sách “các quốc gia cần quan tâm đặc biệt”.

11 quốc gia bị đưa vào “danh sách theo dõi đặc biệt


Ngoài ra, ủy ban cũng khuyến nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ giữ Algeria và Cộng hòa Trung Phi trong “danh sách theo dõi đặc biệt” , đồng thời thêm 9 quốc gia gồm Azerbaijan, Ai Cập, Indonesia, Iraq, Kazakhstan, Malaysia, Sri Lanka, Thổ Nhĩ Kỳ và Uzbekistan vào danh sách. Sri Lanka là quốc gia mà ủy ban mới đề nghị đưa vào danh sách này năm nay.


“Các quốc gia cần quan tâm đặc biệt” đề cập đến các quốc gia có chính phủ tham gia, hoặc dung túng cho các vi phạm tự do tôn giáo có hệ thống, kéo dài và nghiêm trọng. Trong khi đó, các quốc gia được đưa vào “danh sách theo dõi đặc biệt” đề cập đến các quốc gia phù hợp với 2 hoặc 3 tiêu chí được chỉ định là những “quốc gia được quan tâm đặc biệt”.


Ủy ban cũng khuyến nghị chỉ định lại 7 tổ chức phi chính phủ, gồm Al-Shabaab, Boko Haram và Houthi là “các thực thể cần quan tâm đặc biệt”.

Phó Chủ tịch Ủy ban: Bị sốc trước sự đàn áp của Chính phủ Trung Quốc đối với tự do tôn giáo trong và ngoài nước


Báo cáo cho biết, trong năm 2022, chính phủ Trung Quốc vẫn tiếp tục thực hiện mạnh mẽ chính sách “tôn giáo đặc sắc Trung Quốc” , yêu cầu các nhóm tôn giáo ủng hộ sự cai trị và hệ tư tưởng của ĐCSTQ.

Ban Công tác Mặt trận Thống nhất (UFWD), Cục Quản lý Tôn giáo Nhà nước (SARA), và các tổ chức tôn giáo do nhà nước kiểm soát là một phần của việc thực hiện chính sách cưỡng chế này.

Ngoài ra, các Biện pháp Quản lý Dịch vụ Thông tin Tôn giáo trên Internet của ĐCSTQ, có hiệu lực vào tháng 3/2022, cấm phổ biến nội dung tôn giáo trên Internet, càng làm giảm không gian nhỏ cho các nhóm tôn giáo.

Ông Abraham Cooper, Phó Chủ tịch USCIRF, cho biết tại cuộc họp báo rằng các quốc gia được đề cập hôm nay chỉ là một ví dụ về các quốc gia trên thế giới, nơi tự do tôn giáo tiếp tục đối mặt với những thách thức nghiêm trọng.


“Phạm vi và quy mô của các vi phạm được ghi lại trong báo cáo này quả thực rất đáng lo ngại,” ông nói.

Ông Cooper đặc biệt đề cập đến những vi phạm tự do tôn giáo của Chính phủ Trung Quốc.


Ông nói: “Trong bối cảnh chủ nghĩa độc tài đang gia tăng trên khắp thế giới, USCIRF tiếp tục lo ngại sâu sắc trước sự đàn áp tự do tôn giáo của chính quyền ĐCSTQ cả trong và ngoài Trung Quốc.


Như tài liệu của báo cáo cho biết, Trung Quốc tiếp tục cuộc diệt chủng người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ thông qua việc giam giữ, lao động cưỡng bức, tẩy não chính trị, giám sát trên quy mô lớn, chính phủ cử người đến xâm phạm nhà ở, ép buộc kết hôn ngoại đạo, kiểm soát sinh đẻ, triệt sản và phá thai.


Trung Quốc cũng hạn chế nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo đối với các phật tử Phật giáo Tây Tạng, các nhóm Cơ đốc giáo, Pháp Luân Công và Nhà thờ Đức Chúa Trời Toàn Năng. Báo cáo cũng ghi lại việc Trung Quốc nhắm mục tiêu vào các nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo, các nhà hoạt động nhân quyền và những người khác ở hải ngoại.”


Theo báo cáo, chính quyền ĐCSTQ thường tiếp tục bức hại Pháp Luân Công dựa trên điều khoản “chống tà giáo” trong Điều 300 của Luật Hình sự Trung Quốc.

Trong khi quyết định của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc vào ngày 30/10/1999, và các giải thích của Tòa án Tối cao và Viện Kiểm sát Tối cao, tất cả đều không đề cập đến Pháp Luân Công.


Báo cáo cũng trích dẫn thông tin từ trang Minghui.org , trong năm 2022, trang web này đã ghi nhận tổng cộng 7.331 học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc Đại Lục bị quấy rối và bắt giữ, 633 người bị kết án tù và 172 người bị bức hại đến chết.

Ngoài việc đàn áp xuyên quốc gia, Chính phủ Trung Quốc và các tổ chức nhà nước còn tuyển dụng các cựu quan chức Hoa Kỳ và cựu thành viên Quốc hội Hoa Kỳ để thay mặt họ vận động hành lang, làm suy yếu tự do tôn giáo và các quyền con người liên quan ở Trung Quốc, Phó Chủ tịch cho biết.


Ông nói: “Ủy ban khuyến nghị các thành viên của Quốc hội ủng hộ việc lập pháp chống lại ảnh hưởng ác ý của Trung Quốc tại Hoa Kỳ, đặc biệt là thông qua các nỗ lực vận động hành lang như vậy”.

Báo cáo mới: Thu hoạch nội tạng sống vẫn tồn tại, có thể lan rộng ra xã hội

Tình hình tự do tôn giáo ở Iran, Ấn Độ được quan tâm đặc biệt

Báo cáo năm nay đã chỉ ra những vi phạm nghiêm trọng về tự do tôn giáo của chính quyền Iran, và đưa hình ảnh người Iran phản đối luật yêu cầu phụ nữ Iran phải đội khăn trùm đầu tôn giáo làm trang bìa của báo cáo.


Ông Nury Turkel, Chủ tịch Ủy ban về Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ, cho biết: “Mặc dù trước khi các cuộc biểu tình bắt đầu vào tháng 9/2022, tình hình tự do tôn giáo ở Iran đã rất tồi tệ, nhưng chúng lại xấu đi đáng kể do những hành động tàn ác nghiêm trọng mà chính phủ đã gây ra đối với những người Iran vận động ôn hòa cho tự do tôn giáo”.


Ông cũng vô cùng lấy làm tiếc vì Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã không liệt kê Ấn Độ, quốc gia dân chủ lớn nhất với dân số Hồi giáo lớn thứ 2 thế giới, là một “quốc gia cần quan tâm đặc biệt” vào năm ngoái.


“Chính phủ Ấn Độ thúc đẩy và thực thi các chính sách chủ nghĩa dân tộc tôn giáo ở cấp quốc gia, tiểu bang và địa phương, bao gồm các hạn chế về quyền công dân, chuyển đổi tôn giáo, hôn nhân khác tôn giáo và giết mổ gia súc.


Những chính sách này đã có tác động tiêu cực đến người Hồi giáo, Cơ đốc giáo, người theo đạo Sikh, người Dalit, những người được coi là tiện dân và người dân bản địa. Những luật và chính sách này đã tạo ra một nền văn hóa không trừng phạt những hành vi quấy rối và bạo lực trên khắp đất nước, đặc biệt là đối với người Hồi giáo và Cơ đốc giáo.


Các chính phủ ở cấp quốc gia cũng ngày càng xem xét việc bịt miệng những tiếng nói bất đồng, đặc biệt là các nhóm thiểu số tôn giáo và những người ủng hộ quyền của họ,” ông nói.

Báo cáo cũng ghi nhận những thụt lùi đáng chú ý về tự do tôn giáo ở các quốc gia như Afghanistan, Cuba, Nicaragua và Nga.

Giáo hội Chính thống UOC đang bị xóa sổ khỏi Ukraine

Bà Pelosi: Nước Mỹ có trách nhiệm thiêng liêng phải lên tiếng khi tự do tôn giáo bị đe dọa

Tại cuộc họp báo, USCIRF đã phát video ghi sẵn các bài phát biểu về báo cáo của các thành viên Quốc hội từ cả hai bên.


Cựu Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói trong video: “Mỗi năm, tài liệu quan trọng này làm nổi bật nhiều mối nguy hiểm mà các tín đồ vô tội trên toàn thế giới phải đối mặt.


Năm nay, chúng ta đã chứng kiến ​​sự tổn hại nghiêm trọng về con người do các thế lực chuyên quyền, cố chấp và bạo lực ngày càng gia tăng của ĐCSTQ gây ra. Từ cuộc diệt chủng hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ, đến sự tàn phá các địa điểm tôn giáo của Ukraine bởi quân đội Nga, sự đàn áp của Taliban đối với phụ nữ và trẻ em gái là một vài ví dụ.


Xin đừng nhầm lẫn, tự do tín ngưỡng là quyền cơ bản của con người. Trên thực tế, đây là quyền tự do vượt qua biên giới quốc gia. Nước Mỹ có nghĩa vụ thiêng liêng là phải lên tiếng khi quyền tự do đó bị đe dọa.”

Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Florida, ông Marco Rubio, cho biết trong video rằng cuộc đàn áp tôn giáo đang gia tăng trên khắp thế giới.


“Ở các quốc gia như Cuba, Trung Quốc và Iran, các tín đồ đang gặp khổ nạn như họ đã phải chịu đựng suốt nhiều thập kỷ. Nhưng có những cuộc đàn áp mới ở các quốc gia như Nigeria, thậm chí, tình hình ở Nicaragua còn đáng báo động hơn. Rất may, những vi phạm này đã không bị phớt lờ,” ông nói.

Trong bài phát biểu của mình, Dân biểu đảng Dân chủ bang Minnesota, bà Ilhan Omar, nhấn mạnh rằng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo cũng bao gồm quyền tự do không tin vào bất kỳ tôn giáo nào.

Theo Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 1998, USCIRF công bố báo cáo thường niên về tự do tôn giáo toàn cầu trước ngày 1/5 hàng năm, và đệ trình các khuyến nghị cải thiện tự do tôn giáo lên Tổng thống, Ngoại trưởng và Quốc hội Hoa Kỳ.


Bình Minh (t/h)

James Gorrie: Vì sao ĐCSTQ sợ Kitô giáo và Pháp Luân Công?Tại sao ĐCSTQ lại ra tay đàn áp và tiêu diệt các tín đồ Kitô giáo và những người tập Pháp Luân Công?

Chia sẻ Facebook